
Anonymous
0
0
Lý thuyết Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức (mới 2023 + Bài Tập) – Toán 8
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Lý thuyết Toán 8 Bài 4: Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức
A. Lý thuyết
1. Khái niệm
Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức là biến đổi các phân thức đã cho thành những phân thức mới có cùng mẫu thức và lần lượt bằng các phân thức đã cho.
Ta thường kí hiệu “mẫu thức chung” bởi MTC.
2. Tìm mẫu thức chung
Khi quy đồng mẫu thức nhiều phân thức, muốn tìm mẫu thức chung ta có thể làm như sau:
• Phân tích mẫu thức của các phân thức đã cho thành nhân tử;
• Mẫu thức chung cần tìm là một tích mà các nhân tử được chọn như sau:
+ Nhân tử bằng số của mẫu thức chung là tích các nhân tử bằng số ở các mẫu thức của các phân thức đã cho. (Nếu các nhân tử bằng số ở các mẫu thức là những số nguyên dương thì nhân tử bằng số của mẫu thức chung là BCNN của chúng).
+ Với mỗi luỹ thừa của cùng một biểu thức có mặt trong các mẫu thức, ta chọn luỹ thừa với số mũ cao nhất.
Ví dụ 1. Tìm mẫu thức chung của hai phân thức và .
Hướng dẫn giải:
+ Phân tích các mẫu thức thành nhân tử:
3x2 – 6x + 3 = 3(x2 – 2x + 1) = 3(x – 1)2
7x2 – 7x = 7x(x – 1)
+ Chọn mẫu thức chung:
Mẫu thức chung của số nguyên là BCNN(3, 7) = 21.
Mẫu thức chung của lũy thừa x là x.
Mẫu thức chung của lũy thừa (x – 1) là (x – 1)2.
Do đó: MTC = 21x(x – 1)2.
Vậy mẫu thức chung của hai phân thức đã cho là 21x(x – 1)2.
3. Quy đồng mẫu thức
Muốn quy đồng mẫu thức nhiều phân thức ta có thể làm như sau:
- Phân tích các mẫu thức thành nhân tử rồi tìm mẫu thức chung;
- Tìm nhân tử phụ của mỗi mẫu thức;
- Nhân tử và mẫu của mỗi phân thức với nhân tử phụ tương ứng.
Ví dụ 2. Quy đồng mẫu thức hai phân thức: và .
Hướng dẫn giải:
Ở ví dụ 1 trên ta đã tìm được mẫu thức chung của hai phân thức và là 21x(x – 1)2.
+ Vì 21x(x – 1)2 = 7x . 3(x2 – 2x + 1) = 7x . (3x2 – 6x + 3) nên nhân tử phụ của mẫu thức thứ nhất là 7x, ta nhân cả tử và mẫu của phân thức thứ nhất với nhân tử phụ 7x, ta được:
+ Vì 21x(x – 1)2 = 3. 7x.(x – 1) . (x – 1) = 3(x – 1) . (7x2 – 7x) nên nhân tử phụ của mẫu thức thứ hai là 3(x – 1), ta nhân cả tử và mẫu của phân thức thứ hai với nhân tử phụ 3(x – 1), ta được:
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Quy đồng mẫu thức các phân thức sau:
Hướng dẫn giải:
Do đó mẫu thức chung là 2(x + 3)(x – 3) = 2(x2 – 9).
Khi đó ta có:

Mẫu thức chung là x2 – 2. Khi đó ta có:
Suy ra mẫu thức chung là: – y(x – y)3.
Khi đó ta có:
Trắc nghiệm Toán 8 Bài 4: Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức
Bài 1: Mẫu thức chung của các phân thức là?
A. x(x2 - 1)
B. x(x - 1)2
C. x2 - 1
D. x(x - 1)
Đáp án: A
Giải thích:
Mẫu chung của các phân thức là
(x + 1)(x - 1). x = x(x2 - 1).
Bài 2: Cho ba phân thức
Chọn khẳng định đúng?
Đáp án: A
Giải thích:
BCNN (5;4) = 20 nên mẫu chung các phân thức
là 20x2y2z2.
Nhân tử phụ lần của 3 phân thức
lần lượt là 4yz; 5x2z; 20xy2
Nên ta có:
Bài 3: Mẫu thức chung của các
phân thức là?
A. 12x2y3
B. 12x2y4
C. 6x3y2
D. 12x4y
Đáp án: B
Giải thích:
Các mẫu thức lần lượt là: 6x2y; x2y3; 12xy4
Ta có phần hệ số của mẫu thức chung là BCNN(6; 12) = 12
Phần biến số là: x2y4
Suy ra mẫu chung của các phân thức là 12x2y4.
Điền vào chỗ trống để được các phân thức có cùng mẫu
Hãy chọn câu đúng?
A. 4x; x + 2
B. 2x; x + 2
C. 4x; x + 1
D. 4x2; x + 2
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có mẫu thức chung của hai phân thức
là 2x(x + 2) = 2x2 + 4x
Do đó nhân cả tử và mẫu của phân thức với 2x ta được
Nhân cả tử và mẫu của phân thức với (x + 2) ta được
.
Vậy các đa thức cần điền lần lượt là 4x; x + 2.
Bài 5: Quy đồng mẫu thức của các phân thức
ta được:
Đáp án: D
Giải thích:
Điền vào chỗ trống để được các phân thức có cùng mẫu.
Hãy chọn câu đúng?
A. 8x + 8; 3x2+ 3
B. 4x + 8; 3x2+ 3x
C. 8x + 1; 3x2+ x
D. 4x + 4; 3x2+ 3x
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có:x2 + 3x + 2
= x2 + 2x + x + 2
= x(x + 2) + (x + 2)
= (x + 1)(x + 2)
x2 + 4x + 4
= (x + 2)2.
Ta có mẫu thức chung của hai phân thức
là (x + 1)(x + 2)2.
Do đó nhân cả tử và mẫu của phân thức
với (x + 2) ta được:
Nhân cả tử và mẫu của phân thức
với (x + 1) ta được:
Vậy các đa thức cần điền lần lượt là
4x + 8; 3x2 + 3x.
Bài 7: Quy đồng mẫu thức các phân thức
ta được các phân thức lần lượt là?
Đáp án: C
Giải thích:
Bài 8: Để có các phân thức có cùng mẫu,ta cần điền vào các chỗ trống
các đa thức lần lượt là?
A. x - 3; 5x + 10
B. (x - 3)2(x + 5); 5x - 25
C. (x - 3)(x + 5); 5x + 25
D. (x - 3)(x + 5); x + 5
Đáp án: C
Giải thích:
Từ đó, ta có:
Các đa thức cần điền lần lượt là
(x - 3)(x + 5); 5x + 25.
Bài 9: Đa thức nào sau đây là mẫu thức chung của các phân thức ?
A. (x - y)2
B. x - y
C. 3(x - y)2
D. 4(x - y)3
Đáp án: C
Giải thích:
Mẫu thức của hai phân thức
là 3(x - y)2 và (x - y)
Nên mẫu thức chung có phần hệ số là 3, phần biến số là (x - y)2
=> Mẫu thức chung 3(x - y)2.
Bài 10: Đa thức nào sau đây là mẫu thức chung của các phân thức ?
A. (x + 3)3
B. 3(x + 3)2
C. 3(x + 3)3
D. (x + 3)4
Đáp án: C
Giải thích:
Mẫu thức của hai phân thức
là (x + 3)3 và 3(x + 3).
Nên mẫu thức chung có phần hệ số là 3, phần biến số là (x + 3)3
=> Mẫu thức chung 3(x + 3)3.