
Anonymous
0
0
Lý thuyết Nhân đơn thức với đa thức (năm 2023 + Bài Tập) – Toán 8
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Lý thuyết Toán 8 Bài 1: Nhân đơn thức với đa thức
Bài giảng Toán 8 Bài 1: Nhân đơn thức với đa thức
A. Lý thuyết.
Quy tắc: Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
Tổng quát: Với A, B, C là các đơn thức, ta có: A.(B + C) = A.B + A.C.
Ví dụ:
3x.(x3 + 2x – 5) = 3x.x3 + 3x.2x – 3x.5 = 3x4 + 6x2 – 15x.
Chú ý: Ta thường sử dụng các phép toán liên quan đến lũy thừa sau khi thực hiện phép nhân:
Với m, n là các số tự nhiên, a ≠ 0, ta có:
B. Bài tập tự luyện.
Bài 1: Rút gọn các biểu thức sau:
Lời giải:
Bài 2: Thực hiện phép nhân, rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức:
M = a (a – b) + b (a + b) – 5 tại a = 2; b = 1.
Lời giải:
M = a (a – b) + b (a + b) – 5
M = a.a – a.b + b.a + b.b – 5
M = a2 – a.b + b.a + b2 – 5
M = a2 + b2 – 5
Thay a = 2; b = 1 vào biểu thức M đã rút gọn ta được: M = 22 + 12 – 5 = 0.
Vậy giá trị của biểu thức M tại a = 2; b = 1 là 0.
Bài 3: Tìm x biết:
4x(8x + 5) – 16x(2x + 1) – 8 = 0.
Lời giải:
Ta có:
4x(8x + 5) – 16x(2x + 1) – 8 = 0
4x.8x + 4x.5 – 16x.2x – 16x. 1 – 8 = 0
32x2 + 20x – 32x2 – 16x – 8 = 0
(32x2 – 32x2) + (20x – 16x) – 8 = 0
4x – 8 = 0
4x = 8
x = 2
Vậy x = 2.
Trắc nghiệm Toán 8 Bài 1: Nhân đơn thức với đa thức
Bài 1: Rút gọn và tính giá trị của biểu thức
P = với x =
A. P = 4x2 – 6x. Với x = thì P = 18
B. P = 4x2 + 6x. Với x = thì P = 0
C. P = 4x2 – 6x. Với x = thì P = -18
D. P = 4x2 + 6x. Với x = thì P = 18
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có P =
= 5x2 – (4x2 – 3x2 + 6x)
= 5x2 – (x2 + 6x)
= 5x2 – x2 – 6x
= 4x2 – 6x
Thay x = vào biểu thức P = 4x2 – 6x ta được
Vậy P = 4x2 – 6x. Với x = thì P = 18
Bài 2: Kết quả của phép tính
(ax2 + bx – c).(– 4a2x) bằng
A. – 4a3x3 + 4a2bx2 + 4a2cx
B. 4a3x3 – 4a2bx2 – 4a2cx
C. 4a3x3 + 4a2bx2 – 4a2cx
D. – 4a3x3 – 4a2bx2 + 4a2cx
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có:
(ax2 + bx – c).(– 4a2x) = (– 4a2x).(ax2 + bx – c)
= (– 4a2x).ax2 + (– 4a2x).bx – (– 4a2x).c
= – 4a3x3 – 4a2bx2 + 4a2cx
Bài 3: Chọn câu sai.
A. Giá trị của biểu thức ax(ax + y) tại x = 1; y = 0 là a2.
B. Giá trị của biểu thức ay2(ax + y) tại x = 0; y = 1 là (1 + a)2.
C. Giá trị của biểu thức -xy(x - y) tại x = -5; y = -5 là 0.
D. Giá trị của biểu thức xy(-x - y) tại x = 5; y = -5 là 0.
Đáp án: B
Giải thích:
+) Thay x = 1; y = 0 vào biểu thức ax(ax + y) ta được
a.1(a.1 + 0) = a.a = a2 nên phương án A đúng
+) Thay x = 0, y = 1 vào biểu thức ay2(ax + y) ta được
a.12(a.0 + 1) = a.1 = a nên phương án B sai.
+) Thay x = −5, y = −5 vào biểu thức −xy(x − y) ta được
−(−5)(−5)[−5 − (−5)] = −25.0 = 0 nên phương án C đúng
+) Thay x = 5, y = −5 vào biểu thức xy(−x − y) ta được
5.(−5)[−5 − (−5)] = −25.0 = 0 nên phương án D đúng.
Bài 4: Cho biểu thức C = x(y + z) – y(z + x) – z(x – y). Chọn khẳng định đúng.
A. Biểu thức C không phụ thuộc vào x; y; z
B. Biểu thức C phụ thuộc vào cả x; y; z
C. Biểu thức C chỉ phụ thuộc vào y
D. Biểu thức C chỉ phụ thuộc vào z
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có
C = x(y + z) – y(z + x) – z(x – y)
= xy + xz – yz – xy – zx + zy
= (xy – xy) + (zy – zy) + (xz – zx)
= 0
Nên C không phụ thuộc vào x; y; z
Bài 5: Cho biểu thức M = x2(3x – 2) + x(-3x2 + 1). Hãy chọn câu đúng
A. Giá trị của biểu thức M tại x = 0 là 1
B. Giá trị của biểu thức M tại x = 1 là 1
C. Giá trị của biểu thức M tại x = -2 là -6
D. Giá trị của biểu thức M tại x = 3 là -15
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có
M = x2(3x – 2) + x(-3x2 + 1)
= x2.3x + x2.(-2) + x.(-3x2) + x.1
= 3x3 – 2x2 – 3x3 + x
= -2x2 + x
Thay x = 0 vào M = -2x2 + x ta được
M = -2.02 + 0 = 0 nên A sai.
Thay x = 1 vào M = -2x2 + x ta được
M = -2.12 + 1 = -1 nên B sai
Thay x = -2 vào M = -2x2 + x ta được
M = -2.(-2)2 + (-2) = -10 nên C sai.
Thay x = 3 vào M = -2x2 + x ta được
M = -2.32 + 3 = -15 nên D đúng
Bài 6: Với mọi giá trị của x thì giá trị của biểu thức
−2x(3x − 1) + 6x(x + 1) + (3 −8x) là
A. 2
B. 3
C. 4
D. Một đáp số khác
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có:
−2x(3x − 1) + 6x(x + 1) + (3 −8x)
= − 6x2 + 2x + 6x2 + 6x + 3 − 8x
= (− 6x2 + 6x2) + (2x + 6x − 8x) + 3
= 0 + 0 + 3 = 0
Bài 7: Giá trị của biểu thức
5x(x − 4y) − 4y(y − 5x)
với x =, y =là:
A.
B.
C.
D.
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có: 5x(x − 4y) − 4y(y − 5x)
=
= 5x2 - 4y2
Thay x = , y = vào biểu thức trên
ta được:
Bài 8: Biểu thức rút gọn của biểu thức
3x3 + 7x2 − 3x(2x2 + 7x −1) là:
A. −3x3 + 14x2 + 3x
B. −3x3 − 14x2 + 3x
C. −x3 −14x2 − 3x
D. Một đáp số khác
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có:
3x3 + 7x2 − 3x(2x2 + 7x −1)
= 3x3 + 7x2 - 6x3 - 21x2 + 3x
= -3x3 - 14x2 + 3x
Bài 9: Biết 5(2x − 1) − 3(8 − 4x) = 59. Giá trị của x là:
A. 4
B. 4,5
C. 5
D. 5,5
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có: 5(2x − 1) − 3(8 − 4x) = 59
Suy ra
10x - 5 - 24 + 12x = 59
10x + 12x = 59 + 5 + 24
22x = 88
x = 4
Bài 10: Tích có kết quả bằng
A. 12a4b2 – 4a3b + a3b
B. 12a4b2 – 4a3b2 + a3b
C. 12a3b2 + 4a3b2 + 4a3b
D. 12a4b2 – 4a3b2 + a3b
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có:
= 4a3b.3ab – 4a3b.b +
= 12a4b2 – 4a3b2 + a3b