
Anonymous
0
0
Lý thuyết Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải (mới 2023 + Bài Tập) – Toán 8
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Lý thuyết Toán 8 Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
Bài giảng Toán 8 Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
A. Lý thuyết
1. Phương trình bậc nhất một ẩn
- Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn: Phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Ví dụ 1.
4x – 3 = 2x là phương trình bậc nhất với ẩn x;
2(y – 1) + 8 = y + 3 là phương trình bậc nhất với ẩn y.
2. Hai quy tắc biến đổi phương trình
a) Quy tắc chuyển vế
Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
Ví dụ 2. Giải phương trình: x + 12 = 0.
Lời giải:
x + 12 = 0
x = 0 – 12
x = –12.
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = –12.
b) Quy tắc nhân với một số
Trong một phương trình, ta có thể nhân (chia) cả hai vế với cùng một số khác 0.
Ví dụ 3. Giải các phương trình:
a) ;
b) −1,25x = 4.
Lời giải:
a)
x = 5.3
x = 15.
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 15.
b) −1,25x = 4
x = 4:(−1,25)
x = 3,2.
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 3,2.
3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn
Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn có dạng: ax + b = 0
Bước 1: Chuyển vế ax = − b.
Bước 2: Chia hai vế cho a, ta được: x = .
Bước 3: Kết luận tập nghiệm: S = .
Ta có thể trình bày ngắn gọn như sau:
ax + b = 0ax = −bx = .
Vậy phương trình có tập nghiệm là S = .
Ví dụ 4. Giải các phương trình: .
Lời giải:
Vậy phương trình có tập nghiệm là S = .
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Hãy chỉ ra các phương trình bậc nhất trong các phương trình sau:
a) x – 6 = 0;
b) + x2 = 0;
c) 0y + 5 = 0;
d) = 0.
Lời giải:
Phương trình dạng ax + b= 0, với a, b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
a) Phương trình x – 6 = 0 là phương trình bậc nhất ẩn x với a = 1; b = – 6.
b) Phương trình + x2 = 0 không phải phương trình bậc nhất vì có chứa x2 bậc hai.
c) Phương trình 0y + 5 = 0 không phải phương trình bậc nhất vì hệ số bậc nhất a = 0.
d) Phương trình = 0 là phương trình bậc nhất ẩn t với a = ; b = 0.
Bài 2. Giải các phương trình sau:
a) ;
b) – 0,25x = 12.
Lời giải:
a)
x =
x = .
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = .
b) – 0,25x = 12
x = 12 : (−0,25)
x = 48.
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 48.
Bài 3. Giải các phương trình sau:
a) 5x – 45 = 0;
b) 3x – 8 = x + 6.
Lời giải:
a) 5x – 45 = 0
5x = 45
x = 45 : 5
x = 9.
Vậy phương trình có tập nghiệm là S = {9}.
b) 3x – 8 = x + 6
3x – x = 8 + 6
2x = 14
x = 14 : 2
x = 7.
Vậy phương trình có tập nghiệm là S = {7}.
Trắc nghiệm Toán 8 Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
Bài 1:
A. ax + b = 0, a ≠ 0
B. ax + b = 0
C. ax2 + b = 0
D. ax + by = 0
Đáp án: A
Giải thích:
Phương trình dạng ax + b = 0, với a và b
là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Bài 2:
A. x = 0
B. x = 3
C. x = 4
D. x = -4
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có 2x – 1 = 7
2x = 7 + 1
2x = 8
x = 8 : 2
x = 4
Vậy x = 4 là nghiệm của phương trình
Bài 3:
A. a = 0
B. b = 0
C. b ≠ 0
D. a ≠ 0
Đáp án: D
Giải thích:
Phương trình dạng ax + b = 0, với a và b
là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Bài 4:
A. -1
B. 1
C. 3
D. 6
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có
2x – 2 = 0
2x = 2
x = 1
Thay x = 1 vào 5x2 – 2
ta được: 5.12 – 2 = 5 – 2 = 3
Bài 5:
(3m – 4)x + m = 3m2 + 1 có nghiệm duy nhất.
Đáp án: A
Giải thích:
Xét phương trình (3m – 4)x + m = 3m2 + 1
có a = 3m – 4
Để phương trình có nghiệm duy nhất
thì a ≠ 0 3m – 4 ≠ 0
3m ≠ 4 m ≠
Vậy m ≠
Bài 6:
Tính giá trị của biểu thức S = ta đươc
A. S = 1
B. S = -1
C. S = 4
D. S = -6
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có 3 – 5x = -2
-5x = -2 – 3
-5x = -5
x = 1
Khi đó x0 = 1,
do đó S = 5.12 – 1 = 4
Bài 7:
biết
A. 0
B. 10
C. 47
D. -3
Đáp án: A
Giải thích:
Thay x = 4 vào (5x2 + 1)(2x – 8)
ta được: (5.42 + 1)(2.4 – 8)
= (5.42 + 1).0 = 0
Bài 8:
để phương trình (3m – 3)x + m = 3m2 + 1
có nghiệm duy nhất là:
A. m ≠ 1
B. m = 1
C. m = 2
D. m = 0
Đáp án: C
Giải thích:
Xét phương trình (3m – 3)x + m = 3m2 + 1
có a = 3m – 3
Để phương trình có nghiệm duy nhất thì a ≠ 0
3m – 3 ≠ 0
3m ≠ 3 m ≠ 1
Vậy m ≠ 1, mà m là số nguyên dương nhỏ nhất nên m = 2
Bài 9:
A. (x – 1)2 = 9
B.
C. 2x – 1 = 0
D. 0,3x – 4y = 0
Đáp án: C
Giải thích:
Các phương trình (x – 1)2 = 9
và là các phương trình bậc hai.
Phương trình 0,3x – 4y = 0 là phương trình bậc nhất hai ẩn.
Phương trình 2x – 1 = 0 là phương trình bậc nhất một ẩn.
Bài 10:
và B = x – 1. Giá trị của x để A = B là:
A. x = -2
B. x =
C. x = 10
D. x = -10
Đáp án: B
Giải thích: