
Anonymous
0
0
Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung (mới 2023 + Bài Tập) – Toán 8
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Lý thuyết Toán 8 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
Bài giảng Toán 8 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
A. Lý thuyết
Khái niệm: Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
Phương pháp: Khi tất cả các số hạng của đa thức có một thừa số chung, ta đặt thừa số chung đó ra ngoài dấu ngoặc () để làm nhân tử chung.
- Các số hạng bên trong dấu () có được bằng cách lấy số hạng của đa thức chia cho nhân tử chung.
Ví dụ 1:
a) x2 – 3x = x.x – 3.x = x(x – 3).
b) (y + 3)2 + 3(y + 3) = (y + 3).(y + 3) + 3.(y + 3) = (y + 3)(y + 3 + 3) = (y + 3)(y + 6).
Chú ý: Nhiều khi để làm xuất hiện nhân tử chung ta cần đổi dấu các hạng tử (lưu ý tới tính chất A = – (– A)).
Ví dụ 2:
3(x – y ) – 10x(y – x) = 3(x – y ) + 10x(x – y) = (x – y)(3 + 10x).
B. Bài tập tự luyện
Bài 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử.
a) 5x2 – 10xy;
b) 14a2b2 + 21ab3 – 7 a3b3;
c) 3(m – n2) + 2m(n2 – m).
Lời giải:
a) 5x2 – 10xy = 5x.x – 5x.2y = 5x(x – 2y).
b) 14a2b2 + 21ab3 – 7 a3b3
= 7ab2.2a + 7ab2. 3b – 7ab2.a2b
= 7ab2(2a + 3b – a2b).
c) 3(m – n2) + 2m(n2 – m)
= 3(m – n2) – 2m(m – n2)
= (m – n2)(3 – 2m).
Bài 2: Tính giá trị biểu thức:
a) A = a(b + 2) – b(2 + b) tại a = 4; b = 2.
b) B = n2 – 4n – m(n – 4) tại n = 2; m = 1.
c) C = xy (x + y) – 3x – 3y tại xy = 2; x + y = 3.
Lời giải:
a) A = a(b + 2) – b(2 + b)
A = a(b + 2) – b(b + 2)
A = (b + 2)(a – b)
Thay a = 4; b = 2 vào A ta được: A = (2 + 2)( 4 – 2) = 4.2 = 8.
b) B = n2 – 4n – m(n – 4)
B = n(n – 4) – m(n – 4)
B = (n – 4)(n – m)
Thay n = 2; m = 1 vào B ta được: B = (2 – 4)(2 – 1) = – 2.
c) C = xy (x + y) – 3x – 3y
C = xy (x + y) – 3(x + y)
C = (x + y)( xy – 3)
Thay xy = 2; x + y = 3 vào C ta được: C = 3.( 2 – 3) = – 3.
Bài 3: Tìm x biết:
(x – 1)3 + (2 – x)(4 + 2x + x2) + 3x(x + 2) = 16.
Lời giải:
(x – 1)3 + (2 – x)(4 + 2x + x2) + 3x(x + 2) = 16
x3 – 3x2 + 3x – 1 + 23 – x3 + 3x2 + 6x = 16
(x3 – x3) + (3x2 – 3x2) + (3x + 6x) = 16 + 1 – 8
9x = 9
x = 1
Vậy x = 1.
Trắc nghiệm Toán 8 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
Bài 1:
A. (x – 2)2 – (2 – x)3 = (x – 2)2(x – 1)
B. (x – 2)2 – (2 – x) = (x – 2)(x – 1)
C. (x – 2)3 – (2 – x)2 = (x – 2)2(3 – x)
D. (x – 2)2 + x – 2 = (x – 2)(x – 1)
Đáp án: C
Giải thích:
+) Đáp án A:
(x – 2)2 – (2 – x)3= (x – 2)2 + (x – 2)3
= (x – 2)2(1 + x – 2)
= (x – 2)2(x – 1) nên A đúng.
+) Đáp án B:
(x – 2)2 – (2 – x)
= (x – 2)2 + (x – 2)
= (x – 2)(x – 2 + 1)
= (x – 2)(x – 1)
Nên B đúng
+) Đáp án C:
(x – 2)3 – (2 – x)2
= (x – 2)3 - (x – 2)2
= (x – 2)2(x – 2 – 1)
= (x – 2)2(x – 3) nên C sai.
+) Đáp án D:
(x – 2)2 + x – 2
= (x – 2)(x – 2) + (x – 2)
= (x – 2)(x – 2 + 1)
= (x – 2)(x – 1)
Nên D đúng
Bài 2:
biểu thức 30(4 – 2x)2 + 3x – 6 có thể là
A. x + 2
B. 3(x – 2)
C. (x – 2)2
D. (x + 2)2
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có
30(4 – 2x)2 + 3x – 6
= 30(2x – 4)2 + 3(x – 2)
= 30.22(x – 2)2 + 3(x – 2)
= 120(x – 2)2 + 3(x – 2)
= 3(x – 2)(40(x – 2) + 1)
= 3(x – 2)(40x – 79)
Nhân tử chung có thể là 3(x – 2)
Bài 3:
Điền biểu thức thích hợp vào dấu …
A. 2a + b
B. 1 + b
C. a2 + ab
D. a + b
Đáp án: D
Giải thích:
ab(x – 5) – a2(5 – x)
= ab(x – 5) + a2(x – 5)
= (x – 5)(ab + a2)
= a(x – 5)(a + b)
Biểu thức cần điền vào dấu … là a + b
Bài 4:
thành nhân tử ta được
A. 3(x – 3y)2
B. (x – 3y)(3x + 9y)
C. (x – 3y) + (3 – 9y)
D. (x – 3y) + (3x – 9y)
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có
3x(x – 3y) + 9y(3y – x)
= 3x(x – 3y) – 9y(x – 3y)
= (x – 3y)(3x – 9y)
= (x – 3y).3(x – 3y)
= 3(x – 3y)2
Bài 5:
Khi đó B chia hết cho số nào dưới đây?
A. 151
B. 212
C. 15
D. Cả A, B, C đều sai
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có
B = 85 – 211 = (23)5 – 211
= 215 – 211 = 211.24 – 211
= 211(24 – 1) = 15.211
Vì 15 ⁝ 15
=> B = 15.211 ⁝ 15
Bài 6:
A. 5x(x – y) – (y – x) = (x – y)(5x + 1)
B. 5x(x – y) – (y – x) = 5x(x – y)
C. 5x(x – y) – (y – x) = (x – y)(5x – 1)
D. 5x(x – y) – (y – x) = (x + y)(5x – 1)
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có
5x(x – y) – (y – x)
= 5x(x – y) + (x – y)
= (x – y)(5x + 1)
Bài 7:
Điền biểu thức thích hợp vào dấu …
A. 3a2 – b
B. 3a2+ 4b
C. 3a2 – 4b
D. 3a2 + b
Đáp án: C
Giải thích:
3a2(x + 1) – 4bx – 4b
= 3a2(x + 1) – (4bx + 4b)
= 3a2(x + 1) – 4b(x + 1)
= (x + 1)(3a2 – 4b)
Vậy ta điền vào dấu … biểu thức 3a2 – 4b
Bài 8:
Khi đó tổng trên chia hết cho số nào dưới đây?
A. 500
B. 201
C. 599
D. Cả A, B, C đều sai
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có
2992 + 299.201
= 299.(299 + 201)
= 299.500 ⁝ 500
Bài 9:
Khi đặt nhân tử chung xn ra ngoài thì nhân tử còn lại là
A. 4x2 – 2
B. 4x2 – 8
C. x2 – 4
D. x2 – 2
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có
4xn+2 – 8xn = 4xn.x2 – 8xn
= xn(4x2 – 8)
Vậy khi đặt nhân tử chung xn ra ngoài
ta được biểu thức còn lại là 4x2 – 8
Bài 10:
Khi đó A chia hết cho số nào dưới đây với mọi n N.
A. 2019
B. 2018
C. 2017
D. 2016
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có
A = 2019n+1 – 2019n
= 2019n.2019 – 2019n
= 2019n(2019 – 1)
= 2019n.2018
Vì 2018 ⁝ 2018 => A ⁝ 2018 với mọi n N.