
Anonymous
0
0
Lý thuyết Hình hộp chữ nhật (tiếp) (mới 2023 + Bài Tập) – Toán 8
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Lý thuyết Toán 8 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp)
Bài giảng Toán 8 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp)
A. Lý thuyết
1. Hai đường thẳng song song trong không gian
- Hai đường thẳng a, b gọi là song song với nhau nếu chúng cùng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung. Kí hiệu a // b.
- Hai đường thẳng phân biệt, cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
- Chú ý: Hai đường thẳng phân biệt trong không gian có thể: Cắt nhau – Song song– Chéo nhau (không cùng nằm trong một mặt phẳng)
Ví dụ 1. Cho hình hộp chữ nhật ABCD. MNPQ
+ Cắt nhau: Chẳng hạn như AD và DQ cắt nhau tại D, chúng cùng nằm trong mặt phẳng (ADQM), ….
+ Song song: Chẳng hạn như MN và AB song song với nhau, chúng cùng nằm trong mặt phẳng (ABNM), ….
+ Chéo nhau: Chẳng hạn như AN và BD, chúng nằm ở hai mặt phẳng khác nhau
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song
a) Đường thẳng song song với mặt phẳng
- Một đường thẳng a gọi là song song với một mặt phẳng (P) nếu đường thẳng đó không nằm trong mặt phẳng (P) và song song với một đường thẳng d nằm trong mặt phẳng.
Kí hiệu a // (P).
- Nhận xét. Nếu một đường thẳng song song với một mặt phẳng thì chúng không có điểm chung.
b) Hai mặt phẳng song song
- Nếu mặt phẳng (Q) chứa hai đường thẳng cắt nhau, cùng song song với mặt phẳng (P) thì mặt phẳng (Q) song song với mặt phẳng (P). Kí hiệu (Q)// (P).
- Nhận xét:
+ Hai mặt phẳng song song với nhau thì không có điểm chung.
+ Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có chung một đường thẳng đi qua điểm chung đó. Ta nói hai mặt phẳng này cắt nhau.
- Ví dụ 2. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’:
Các đường thẳng song song với mặt phẳng như:
BC// mp(A’B’C’D’) vì BC không nằm trong mp(A’B’C’D’) nhưng BC// B’C’ – nằm trong mặt phẳng (A’B’C’D’).
Hoặc AD’// (BB’C’C)…..
Các mặt phẳng song song với nhau:
Mặt phẳng (ABCD) chứa hai đường thẳng cắt nhau AB và CD, mặt phẳng (A’B’C’D’) chứa hai đường thẳng cắt nhau A’B’ và C’D’. Hơn nữa, AB// A’B’; CD // C’D’ nên mp(ABCD)// mp(A’B’C’D’).
Ngoài ra, ta còn có mp(AA’D’D) // mp(BB’C’C)….
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Cho hình lập phương ABCD.EFGH .
a) Đường thẳng BC song song với mặt phẳng nào?
b) Đường thẳng DH song song với mặt phẳng nào?
Lời giải:
a) Ta có: BC // mp(EFGH) vì BC// FH trong đó FH nằm trong mp(EFGH).
(Ngoài ra BC // mp(AEHD) vì BC // AD trong AD nằm trong mp(AEHD)).
b) Ta có: DH // mp(ABFE) vì DH // BE trong đó BE nằm trong mp(ABFE).
(Ngoài ra DH // mp(BCGF) vì DH // CG trong đó CG nằm trong mp(BCGF)).
Bài 2. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’. Có bao nhiêu đường thẳng song song với BC’?
Lời giải:
Ta có: AB // C’D’ (vì cùng // CD) và AB = C’D’ ( = CD)
Suy ra tứ giác ABC’D’ là hình bình hành
Suy ra: BC’// AD’.
Vậy có một đường thẳng song song với đường thẳng BC’.
Bài 3. Cho hình hộp chữ nhật ABCD. MNPQ có DC = 5cm; AD = 4cm; AM = 3cm. Tính độ dài các cạnh DP và DM
Lời giải:
Vì AMQD là hình chữ nhật nên AM = DQ = 3cm.
Vì DCPQ là hình chữ nhật nên tam giác DCQ là tam giác vuông tại D.
Áp dụng định lí Py ta go vào tam giác DCQ ta có:
CQ2 = DC2 + DQ2 = 52 + 32 = 34 nên cm
Theo tính chất hình chữ nhật ta có: DP = cm
Vì AMQD là hình chữ nhật nên tam giác ADM vuông tại A.
Áp dụng định lí pyta go vào tam giác ADM có:
DM2 = AD2 + AM2 = 42 + 32 = 25 nên DM = 5 cm.
Bài 4. Cho hình hộp chữ nhật ABCD. EFGH. Kể tên các mặt phẳng song song?
Lời giải:
Các mặt phẳng song song với nhau là:
+ mp(ABCD) // mp(EFGH);
+ mp(AEHC) // mp(BFGD).
+ mp(CDGH) // mp(ABFE).
Trắc nghiệm Toán 8 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (Tiếp theo)
Bài 1:
A. AC’ và DB’ cắt nhau
B. AC’ và BC cắt nhau
C. AC và DB không cắt nhau
D. AB và CD cắt nhau
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có AC’ cắt DB’ vì AD // B’C’, AD = B’C’ nên ADC’B’ là hình bình hành, do đó AC’ cắt DB’ nên A đúng.
AC’ và không cắt BC vì chúng không có điểm chung nên B sai.
AB và CD song song nên chúng không cắt nhau nên D sai.
AC và BD cắt nhau nên C sai.
Bài 2:
A. C’D’
B. BC
C. A’D’
D. DD’
Đáp án: A
Giải thích:
Các cạnh bằng cạnh A’B’ của hình hộp chữ nhật AB = DC = D’C’
Bài 3:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Đáp án: A
Giải thích:
Có bốn cạnh cắt AB là AD, AA’, BC, BB’
Bài 4:
A. CD
B. AA’
C. CC’
D. C’D’
Đáp án: B
Giải thích:
Có bốn cạnh cắt AB là AD, AA’, BC, BB’
Bài 5:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Đáp án: B
Giải thích:
Có ba cạnh song song với AB là A’B’, CD, C’D’.
Bài 6:
A. Bốn điểm M, N, I, K cùng thuộc một mặt phẳng
B. mp (MNIK) // mp (ABCD)
C. mp (MNIK) // mp (A’B’C’D’)
D. mp (MNIK) // mp (ABB’A’)
Đáp án: D
Giải thích:
Vì M, N, I, K theo thứ tự là trung điểm AA’, BB’, CC’, DD’
nên KM = IN; KM // IN. Suy ra bốn điểm M, N, I, K cùng thuộc một mặt phẳng.
Lại có KM //AD // A’D’ nên mp (MNIK) // mp (ABCD) và mp (MNIK) // mp (A’B’C’D’)
Ta thấy (MNIK) và mp (ABB’A’) cắt nhau theo đường thẳng MN nên chúng không song song
Bài 7:
A. A’B’
B. BB’
C. CC’
D. BC
Đáp án: D
Giải thích:
Có ba cạnh song song với A’D’ là AD, BC, B’C’
Bài 8:
A. 4 cm
B. 8 cm
C. 6 cm
D. 5 cm
Đáp án: B
Giải thích:
Diện tích phải sơn một mặt của hình hộp tăng thêm
342 : 6 = 57 (cm2)
Gọi độ dài cạnh của hình lập phương là x (cm), x > 0
Phương trình (x + 3)2 – x2 = 57
x2 + 6x + 9 – x2 = 57
6x = 48
x = 8
Độ dài cạnh của chiếc hộp là 8 cm.
Bài 9:
A. 900
B. 600
C. 300
D. 450
Đáp án: B
Giải thích:
Các tam giác ABC, ABB’, CBB’ vuông cân nên AC = AB’ = B’C.
Tam giác AB’C có ba cạnh bằng nhau nên là tam giác đều, suy ra có = 600
Bài 10:
A.
B.
C.
D.
Đáp án: D
Giải thích:
Diện tích bốn mặt bên của hình chữ nhật là:
Diện tích hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
Tổng diện tích tất cả các mặt của hình hộp chữ nhật là: