
Anonymous
0
0
Phát biểu hằng đẳng thức số (6) bằng lời:
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Giải Toán 8 Bài 5: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo)
Video Giải Câu hỏi 2 trang 15 Toán 8 Tập 1
Câu hỏi 2 trang 15 Toán 8 Tập 1:
Lời giải
Tổng lập phương của hai biểu thức bằng tích của tổng hai biểu thức với bình phương thiếu của hiệu hai biểu thức đó.
Áp dụng
a) Viết x3 + 8 dưới dạng tích;
b) Viết (x + 1)(x2 – x + 1) dưới dạng tổng.
Lời giải
a) Ta có: x3 + 8 = x3 + 23
Biểu thức này đang ở dạng vế trái của hằng đẳng thức số (6) với A = x, B = 2.
Áp dụng hằng đẳng thức số (6), ta có:
x3 + 8 = x3 + 23 = (x + 2)(x2 – x.2 + 22)
= (x + 2)(x2 – 2x + 4).
Vậy x3 + 8 = (x + 2)(x2 – 2x + 4).
b) Ta có:
(x + 1)(x2 – x + 1) = (x + 1)(x2 – x.1 + 12)
Biểu thức này đang ở dạng vế phải của hằng đẳng thức số (6) với A = x, B = 1.
Áp dụng hằng đẳng thức số (6), ta có:
(x + 1)(x2 – x + 1) = (x + 1)(x2 – x.1 + 12)
= x3 + 13 = x3 + 1.
Vậy (x + 1)(x2 – x + 1) = x3 + 1.