profile picture

Anonymous

upvote

0

downvote

0

star

Chuyên đề Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung (2022) - Toán 8

clock icon

- asked 2 months agoVotes

message

0Answers

eye

0Views

Chuyên đề Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung - Toán 8

A. Lý thuyết 

1. Định nghĩa

+ Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức

2. Phương pháp đặt nhân tử chung

+ Khi tất cả các số hạng của đa thức có một thừa số chung , ta đặt thừa số chung đó ra ngoài dấu ngoặc đon để làm nhân tử chung

+ Các số hạn bên trong dấu ngoặc đơn có được bằng cách lấy số hạng của đa thức chia cho nhân tử chung

+ Ví dụ minh họa: Phân tích đa thức bằng phương pháp đặt nhân tử chung

A = 17{x^3}y - 34{x^2}{y^2} + 51x{y^3}

Nhận xét: các số hạng của đa thức đều chia hết cho , ta sẽ đặt làm nhân tử chung

Lời giải:

A = 17{x^3}y - 34{x^2}{y^2} + 51x{y^3} = 17xy\left( {{x^2} - 2xy + 3{y^2}} \right)

B. Bài tập Phân tích đa thức thành nhân tử

I. Bài tập trắc nghiệm phân tích đa thức thành nhân tử

Câu 1: Phân tích đa thức {x^3} - 2{x^2}y + x{y^2} thành nhân tử ta được

A.  x{\left( {x - y} \right)^2}B. {x^2}{\left( {x - y} \right)^2}
C. x\left( {x - y} \right)D. {x^2}\left( {x - y} \right)

Câu 2: Phân tích đa thức {x^2} - 9 + 2\left( {x + 3} \right) thành nhân tử ta được:

A.  \left( {x - 3} \right)\left( {x - 1} \right)B.  \left( {x - 3} \right)\left( {x + 1} \right)
C. \left( {x + 3} \right)\left( {x - 1} \right)D. \left( {x + 3} \right)\left( {x + 1} \right)

Câu 3: Phân tích đa thức {x^2} - 3x + xy - 3y thành nhân tử ta được:

A. \left( {x + y} \right)\left( {x + 3} \right)B. \left( {x - 3} \right)\left( {x + y} \right)
C. \left( {x - y} \right)\left( {x + 3} \right)D. \left( {x - y} \right)\left( {x - 3} \right)

Câu 4: Nhân tử chung của biểu thức 2\left( {x + y} \right) - 5y\left( {x + y} \right) là:

A. x + yB. x - yC. {x^2} - {y^2}D. {x^3} - {y^3}

Câu 5: Có bao nhiêu giá trị x thỏa mãn

A. 2B. 3C. 4D. 5

II. Bài tập tự luận phân tích đa thức thành nhân tử

Bài 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử

a, 3\left( {x + y} \right) - {\left( {x + y} \right)^2}b, \left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right) - 4xy + 4{y^2}
c, {x^3} - {x^2} - 5x + 5d, 3ab\left( {x - 4} \right) + 9a\left( {4 - x} \right)
e, 2{a^2}b\left( {x + y} \right) - 4{a^3}b\left( { - x - y} \right)f, 16{a^2} - 24a

Bài 2: Tìm x, biết:

a, 2\left( {x + 3} \right) - x\left( {x + 3} \right) = 0

b, 16x\left( {x - 1} \right) - 32\left( {x - 1} \right) = 0

C. Lời giải, đáp án bài tập phân tích đa thức thành nhân tử

I. Bài tập trắc nghiệm phân tích đa thức thành nhân tử

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
ACBAA

II. Bài tập tự luận phân tích đa thức thành nhân tử

Bài 1:

a, 3\left( {x + y} \right) - {\left( {x + y} \right)^2} = \left( {x + y} \right)\left[ {3 - \left( {x + y} \right)} \right] = \left( {x + y} \right)\left( {3 - x - y} \right)

b,

\begin{array}{l}
\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right) - 4xy + 4{y^2} = \left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right) - 4y\left( {x - y} \right)\\
 = \left( {x - y} \right)\left( {x + y - 4y} \right) = \left( {x - y} \right)\left( {x - 3y} \right)
\end{array}

c, {x^3} - {x^2} - 5x + 5 = {x^2}\left( {x - 1} \right) - 5\left( {x - 1} \right) = \left( {{x^2} - 5} \right)\left( {x - 1} \right)

d,

\begin{array}{l}
3ab\left( {x - 4} \right) + 9a\left( {4 - x} \right) = \left( {x - 4} \right)\left( {3ab - 9a} \right)\\
 = \left( {x - 4} \right)3a\left( {b - 3} \right) = 3a\left( {b - 3} \right)\left( {x - 4} \right)
\end{array}

e,

\begin{array}{l}
2{a^2}b\left( {x + y} \right) - 4{a^3}b\left( { - x - y} \right) = 2{a^2}b\left( {x + y} \right) + 4{a^3}b\left( {x + y} \right)\\
 = 2{a^2}b\left( {x + y} \right)\left( {b + 1} \right)
\end{array}

f, 16{a^2} - 24a = 8a\left( {2a - 3} \right)

Bài 2

a,

\begin{array}{l}
2\left( {x + 3} \right) - x\left( {x + 3} \right) = 0\\
 \Leftrightarrow \left( {x + 3} \right)\left( {2 - x} \right) = 0\\
 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x + 3 = 0\\
2 - x = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x =  - 3\\
x = 2
\end{array} \right.
\end{array}

Vậy S = \left\{ { - 3;2} \right\}

b,

\begin{array}{l}
16x\left( {x - 1} \right) - 32\left( {x - 1} \right) = 0\\
 \Leftrightarrow 16\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right) = 0\\
 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x - 1 = 0\\
x - 2 = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1\\
x = 2
\end{array} \right.
\end{array}

Vậy S = \left\{ {1;2} \right\}

Write your answer here

Popular Tags

© 2025 Pitomath. All rights reserved.