
Anonymous
0
0
Trình bày phương pháp hoá học: Phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt không dán nhãn
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Giải Hóa 11 Bài 38: Hệ thống hóa về hiđrocacbon thiên nhiên
Video Giải Bài 2 trang 172 Hóa học 11
Bài 2 trang 172 Hóa học 11:
a. Phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt không dán nhãn: H2, O2, CH4, C2H4, C2H2
b. Tách riêng khí metan từ hỗn hợp với lượng nhỏ các chất C2H4, C2H2.
Lời giải:
a. Đánh số thứ tự từng bình chứa khí, trích mỗi bình một ít sang lọ đánh số tương ứng.
- Cho que đóm còn tàn đỏ lần lượt vào từng lọ các mẫu khí, mẫu nào làm que đóm bùng cháy thì đó là O2.
- Lần lượt dẫn các khí còn lại qua dung dịch AgNO3/NH3, mẫu khí nào làm dung dịch xuất hiện kết tủa vàng thì đó là C2H2.
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3
- Tiếp tục dẫn các mẫu khí còn lại qua dung dịch brom, khí nào làm nhạt màu dung dịch brom thì đó là C2H4.
CH2=CH2 + Br2 (nâu đỏ) → BrCH2-CH2Br (không màu)
- Đốt cháy hai mẫu khí còn lại, dẫn sản phẩm qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, nếu xuất hiện kết tủa trắng thì đó là CH4
2H2 + O2 2H2O
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3↓ + H2O
- Khí còn lại là H2
b. Cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch Br2 dư, C2H4 và C2H2 phản ứng và bị giữ lại trong bình, khí thoát ra khỏi bình là metan tinh khiết.
CH2=CH2 + Br2 (nâu đỏ) → BrCH2-CH2Br (không màu)
CH≡CH + 2Br2 (nâu đỏ) → Br2CH-CHBr2 (không màu)