
Anonymous
0
0
Giải Hóa 11 Bài 39: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Mục lục Giải Hóa 11 Bài 39: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
Video giải Hóa 11 Bài 39: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
Bài 1 trang 177 Hóa 11: Gọi tên mỗi chất sau: CH3-CH2Cl, CH2=CH-CH2Cl, CHCl3. C6H5Cl. Viết phương trình hoá học của các phản ứng điều chế mỗi chất trên từ hiđrocacbon tương ứng.
Lời giải:
CH3-CH2Cl |
Etyl clorua |
CH2=CH-CH2Cl |
3-clopropen (hay anlyl clorua) |
CHCl3 |
Triclometan (hay clorofom) |
C6H5Cl |
Clobenzen (hay phenyl clorua) |
Điều chế:
CH3 – CH3 + Cl2 CH3 – CH2Cl + HCl
CH2 = CH – CH3 + Cl2 CH2 = CH – CH2Cl + HCl
CH4 + 3Cl2 CHCl3 + 3HCl
C6H6 + Cl2 C6H5Cl + HCl
Bài 2 trang 177 Hóa 11: Viết phương trình hoá học của phản ứng thuỷ phân các chất sau trong dung dịch NaOH: 1,2- đicloetan; benzyl clorua; anlyl bromua; xiclohexyl clorua.
Lời giải:
Phương trình hóa học:
Cl-CH2-CH2-Cl + 2NaOH OH-CH2-CH2-OH + 2NaCl
C6H5-CH2-Cl + NaOH C6H5-CH2-OH + NaCl
CH2=CH-CH2-Br + NaOH CH2=CH-CH2-OH + NaBr
C6H11-Cl + NaOH C6H11-OH + NaCl
Bài 3 trang 177 Hóa 11: Cho nhiệt độ sôi (oC) của một số dẫn xuất halogen trong bảng dưới đây:
Lời giải:
– Theo chiều tăng mạch cacbon (hàng dọc), nguyên tử khối của phân tử tăng dần dẫn đến nhiệt độ sôi của các chất tăng dần.
- Theo chiều tăng nguyên tử khối của halogen (theo hàng ngang), nhiệt độ sôi cũng tăng
Giải thích: Khi nguyên tử khối tăng cần tốn nhiều năng lượng để chuyển các phân tử hữu cơ sang trạng thái hơi do đó nhiệt độ sôi tăng.
Bài 4 trang 177 Hóa 11: Từ axetilen, viết phương trình hoá học của các phản ứng điều chế: etyl bromua (1); 1,2-đibrometan (2); vinyl clorua (3); 1,1-đibrometan (4).
Lời giải:
1) Điều chế etyl bromua
CH ≡ CH + H2 CH2 = CH2
CH2 = CH2 + HBr → CH3 – CH2Br
2) Điều chế 1,2 – đibrometan
CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br
3) Điều chế vinyl clorua
CH ≡ CH + HCl CH2 = CHCl
4) Điều chế 1,1 – đibrometan
CH ≡ CH + HBr CH2 = CHBr
CH2 = CHBrCH3 – CHBr2
Bài 5 trang 177 Hóa 11: Dùng hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1ml một chất lỏng sau: etyl bromua (1), brombenzen (2). Thêm tiếp vào mỗi ống 1 ml dung dịch AgNO3. Đun sôi hai ống nghiệm thấy ở ống (1) có kết tủa vàng nhạt, trong khi đó ở ống (2) không có hiện tượng gì. Nhận xét, giải thích các hiện tượng thí nghiệm trên?
Lời giải:
Ở ống (1) có phản ứng:
CH3-CH2-Br + H2O CH3-CH2-OH + HBr
AgNO3 + HBr → AgBr (↓ vàng nhạt) + HNO3
Ống (2):
C6H5- Br + H2O → không có phản ứng.
Nhận xét: Liên kết C-Br mạch hở (trong CH3-CH2-Br) kém bền hơn liên kết của Br trực tiếp với C ở vòng benzen.
Bài 6 trang 177 Hóa 11: Khi đun nóng etyl clorua trong dung dịch chứa KOH và C2H5OH, thu được:
Lời giải:
- Đáp án B
CH3CH2Cl + KOH CH2 = CH2 + KCl + H2O