
Anonymous
0
0
Giải Hóa 11 Bài 29: Anken
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Mục lục Giải Hóa 11 Bài 29: Anken
Video giải Hóa 11 Bài 29: Anken
Bài 1 trang 132 Hóa 11: So sánh anken với ankan về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học. Cho thí dụ minh họa.
Lời giải:
- Về đặc điểm cấu tạo: Khác với ankan là phân tử chỉ chứa liên kết σ, phân tử anken còn có chứa 1 liên kết π kém bền hơn liên kết σ.
- Về tính chất hóa học:
+ Phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế.
Ví dụ: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
+ Phản ứng đặc trưng của anken là phản ứng cộng, do liên kết π kém bền hơn liên kết σ nên dễ bị phân cắt hơn.
Ví dụ:
CH2 = CH2 + H2 CH3 – CH3
CH2 = CH2 + Br2 → CH3Br – CH3Br
CH2 = CH2 + HBr → C2H5Br
Ngoài ra anken còn cho phản ứng trùng hợp phản ứng làm mất màu dung dịch thuốc tím.
Ví dụ :
3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH
nCH2 = CH2 (-CH2 – CH2 - )n
Bài 2 trang 132 Hóa 11: Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu anken đồng phân cấu tạo ?
Lời giải:
Đáp án B
- Các công thức cấu tạo:
CH2 = CH – CH2 – CH2 – CH3
CH3 – CH = CH - CH2 – CH3
CH2 = C (CH3) – CH2 – CH3
CH2 = CH – CH (CH3)2
CH3 – CH = C(CH3)2
Bài 3 trang 132 Hóa 11: Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi:
a. Propilen tác dụng với hiđro, đun nóng (xúc tác Ni).
b. But-2-en tác dụng với hiđro clorua.
c. Metylpropen tác dụng với nước có xúc tác axit.
Lời giải:
a. CH3 – CH = CH2 + H2 CH3 – CH2 – CH3
b. CH3 – CH = CH – CH3 + HCl → CH3 – CHCl – CH2 – CH3
Bài 4 trang 132 Hóa 11: Trình bày phương pháp hóa học để
b. Tách lấy khí metan từ hỗn hợp với etilen.
c. Phân biệt hai bình không dán nhãn đựng hexan và hex-1-en.
Viết phương trình hoá học của phản ứng đã dùng.
Lời giải:
a. Lần lượt cho metan và etilen đi qua dung dịch nước brom, chất nào làm dung dịch nước brom nhạt dần đến mất màu thì đó là etilen, chất nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là metan.
CH2=CH2 + Br2 (nâu đỏ) → CH2Br-CH2Br (không màu)
CH4 không tác dụng với dung dịch nước brom
b. Cho hỗn hợp khí (CH4 và C2H4) đi qua lượng dư dung dịch nước brom, C2H4 sẽ tác dụng với dung dịch nước brom bị giữ lại, khí còn lại ra thoát khỏi bình dung dịch nước brom là CH4.
CH2=CH2 + Br2 (nâu đỏ) → CH2Br-CH2Br (không màu)
CH4 không tác dụng với dung dịch nước brom
c. Lần lượt cho hexan và hex-1-en đi qua dung dịch nước brom, chất nào làm dung dịch nước brom nhạt dần đến mất màu thì đó là hex-1-en, chất nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là hexan
PTHH:
CH2=CH-[CH2]3-CH3 + Br2 (nâu đỏ) → CH2Br-CHBr-[CH2]3-CH3 (không màu)
Hexan không tác dụng với dung dịch nước brom
Bài 5 trang 132 Hóa 11: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?
Lời giải:
Đáp án B
CH2=CH-CH2-CH3 + Br2 (nâu đỏ) → CH2Br-CHBr-CH2-CH3 (không màu)
Bài 6 trang 132 Hóa 11: Dẫn từ từ 3,36 lít hỗn hợp gồm etilen và propilen (đktc) vào dung dịch brom thấy dung dịch bị nhạt màu và không còn khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 4,90 gam.
a. Viết các phương trình hóa học và giải thích các hiện tượng ở thí nghiệm trên.
b. Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
Lời giải:
a. Phương trình hóa học:
CH2 = CH2 + Br2 (nâu đỏ) → CH2Br – CH2Br (không màu)
CH2 = CH – CH3 + Br2 (nâu đỏ) → CH2Br – CHBr – CH3 (không màu)
b. Gọi số mol của etilen và propilen lần lượt là x và y mol.
Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên chính là khối lượng của hỗn hợp etilen và propilen đã phản ứng.
Ta có hệ phương trình: