
Anonymous
0
0
Giáo án Góc vuông, góc không vuông lớp 3 (Chân trời sáng tạo)
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Giáo án Toán lớp 3 (Chân trời sáng tạo): Góc vuông, góc không vuông
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Làm quen với biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông; đọc tên góc.
- Sử dụng ê-ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông.
- Sử dụng ê-ke vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.
- Biết gấp tờ giấy để tạo hình góc vuông.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
- Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ; phương tiện học toán
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Thước ê-ke; mô hình đồng hồ; một tờ giấy; hình vẽ các góc theo nội dung bài học,Thực hành 3 và 4 (nếu cần)
- HS: Thước ê-ke; mô hình đồng hồ; một tờ giấy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm | |
- GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm 4 - Giáo viên yêu cầu học sinh đặt kim đồng hồ: 3 giờ; 4 giờ; 9 giờ và 2 giờ (mỗi học sinh đặt 1 giờ) - GV nhận xét |
- học sinh hoạt động theo nhóm 4 - Học sinh đặt kim đồng hồ: 3 giờ; 4 giờ; 9 giờ và 2 giờ (mỗi học sinh đặt 1 giờ) Nhóm nào xong trước thì được gắn đồng hồ lên bảng lớp trước và đọc giờ - Cả lớp nhận xét |
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (27 phút) | |
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám pháa. Mục tiêu: HS biết được góc vuông và góc không vuông, biết dùng ê-ke b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm đôi |
2.1.1. Làm quen biểu tượng góc- Giáo viên giới thiệu: hai kim ở mỗi đồng hồ tạo thành hình ảnh góc. - Giáo viên dùng tay vuốt theo hai kim ở mỗi đồng hồ, học sinh nói:“Góc” 2.1.2. Giới thiệu góc vuông, góc không vuông-Giáo viên giới thiệu: Góc gồm hai loại: góc vuông và góc không vuông. - Giáo viên viết và vẽ như phần Cùng học (Vừa vẽ vừa giới thiệu đỉnh, cạnh của góc và cách đọc tên góc, học sinh đọc theo). |