profile picture

Anonymous

upvote

0

downvote

0

star

Giải Toán 10 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Tích vô hướng của hai vectơ

clock icon

- asked 2 months agoVotes

message

0Answers

eye

0Views

Giải bài tập Toán 10 Bài 4: Tích vô hướng của hai vectơ

1. Góc giữa hai vectơ

Giải Toán 10trang 98Tập 1

Hoạt động khám phá 1 trang 98 Toán lớp 10 Tập 1: Cho hình vuông ABCD có tâm I (Hình 1).

Cho hình vuông ABCD có tâm I (Hình 1). Tính góc IDC

a) Tính IDC^.

b) Tìm hai vectơ cùng có điểm đầu là D và điểm cuối lần lượt là I và C.

c) Tìm hai vectơ cùng có điểm đầu là D và lần lượt bằng IBAB.

Lời giải:

a) Hình vuông ABCD có tâm I nên IA = IB = IC = ID và AC BC tại I.

Do đó tam giác IDC vuông cân tại I.

Khi đó IDC^= 45o.

b) Vectơ có điểm đầu là D, điểm cuối là I là vectơ DI.

Vectơ có điểm đầu là D, điểm cuối là C là vectơ DC.

c) Vectơ có điểm đầu là D và bằng vectơ IBlà vectơ DI.

Vectơ có điểm đầu là D và bằng vectơ ABlà vectơ DC.

Giải Toán 10trang 99Tập 1

Thực hành 1 trang 99 Toán lớp 10 Tập 1: Cho tam giác đều ABC có H là trung điểm của cạnh BC. Tìm các góc: AB,AC,AB,BC,AH,BC,BH,BC,HB,BC.

Lời giải:

Giải Toán 10 Bài 4: Tích vô hướng của hai vectơ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Dựng hình bình hành ABCD.

Do tam giác ABC đều nên BAC^= 60o, do đó AB,AC= 60o.

Do ABCD là hình bình hành nên BC=AD.

Do đó AB,BC=AB,AD.

Do ABCD là hình bình hành nên ABC^+BAD^=180°.

Do đó BAD^=180°ABC^= 180o - 60o = 120o.

Khi đó AB,AD= 120o hay AB,BC= 120o.

Tam giác ABC đều có H là trung điểm của BC nên AH vừa là đường trung tuyến, vừa là đường cao trong tam giác ABC.

Do đó AH BC nên AH,BC= 90o.

Hai vectơ BHBCcùng hướng nên BH,BC= 0o.

Hai vectơ HBBCngược hướng nên HB,BC= 180o.

2. Tích vô hướng của hai vectơ

Hoạt động khám phá 2 trang 99 Toán lớp 10 Tập 1: Một người dùng một lực F kéo môt chiếc xe đi quãng đường dài 100 m. Tính công sinh bởi lực F, biết rằng góc giữa vectơ F và hướng di chuyển là 45°. (Công A (đơn vị: J) bằng tích của ba đại lượng: cường độ của lực F, độ dài quãng đường và côsin của góc giữa hai vectơ F và độ dịch chuyển d).

Giải Toán 10 Bài 4: Tích vô hướng của hai vectơ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Công sinh bởi lực Fbằng:

F.d.cosF,d= 10 . 100 . cos 45o ≈ 707 J.

Vậy công sinh bởi lực Fkhoảng 707 J.

Giải Toán 10trang 100Tập 1

Thực hành 2 trang 100 Toán lớp 10 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông cân tại A, cạnh huyền bằng 2. Tính các tích vô hướng: AB.AC,AC.BC,BA.BC.

Lời giải:

Giải Toán 10 Bài 4: Tích vô hướng của hai vectơ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Do tam giác ABC vuông cân tại A nên AB AC.

Do đó ABACAB.AC=0.

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông cân tại A ta có:

AB2 + AC2 = BC2

2AB2 = 2

AB2 = 1

AB = 1 (do AB là độ dài đoạn thẳng nên AB > 0)

Tam giác vuông cân tại A nên ABC^=ACB^= 45o.

Ta có AC.BC=CA.CB=CA.CB.

CA.CB=CA.CB.cosCA.CB= 1 . 2. cos ACB^= 1 . 2. cos 45o = 1.

Do đó AC.BC= 1.

BA.BC=BA.BC.cosBA,BC= 1 . 2. cos ABC^= 1 . 2. cos 45o = 1.

Do đó BA.BC= 1.

Thực hành 3 trang 100 Toán lớp 10 Tập 1: Hai vectơ ab có độ dài lần lượt là 3 và 8 và có tích vô hướng là 122. Tính góc giữa hai vectơ ab.

Lời giải:

Ta có a.b=a.b.cosa,b=122

3 . 8 . cosa,b=122

cosa,b=22

a,b= 45o.

Vậy góc giữa hai vectơ ab bằng 45°.

Vận dụng 1 trang 100 Toán lớp 10 Tập 1: Một người dùng một lực F có độ lớn là 20 N kéo một vật dịch chuyển một đoạn 50 m cùng hướng với F. Tính công sinh bởi lực F.

Lời giải:

Do vật dịch chuyển cùng hướng với Fnên góc tạo bởi vectơ hướng di chuyển của vật và Fbằng 0o.

Khi đó công sinh bởi lực Fbằng:

20 . 50 . cos 0o = 1 000 J.

Vậy công sinh bởi lực Fbằng 1 000 J.

3. Tính chất của tích vô hướng

Giải Toán 10trang 101Tập 1

Thực hành 4 trang 101 Toán lớp 10 Tập 1: Cho hai vectơ i,j vuông góc, cùng có độ dài bằng 1.

a) Tính: i+j2;ij2;i+j.ij.

b) Cho a=2i+2j,b=3i3j. Tính tích vô hướng a.b và tính góc a,b.

Lời giải:

Do hai vectơ i,jvuông góc nên i.j=i.jcos90°=0.

a) Ta có i+j2=i2+2i.j+j2=i2+2i.j.cos90°+j2= 12 + 2 . 0 + 12 = 2.

ij2=i22i.j+j2=i22i.j.cos90°+j2= 12 - 2 . 0 + 12 = 2.

i+j.ij=i2j2=i2j2= 12 - 12 = 0.

b) a=2i+2j=2i+j; b=3i3j=3ij.

Do đó a.b=2i+j.3ij=6i+jij= 6 . 0 = 0.

Khi đó cos a,b= a.ba.b= 0 (do a> 0 và b> 0).

a,b= 90o.

Vận dụng 2 trang 101 Toán lớp 10 Tập 1: Phân tử sulfur dioxide (SO2) có cấu tạo hình chữ V, góc liên kết OSO^ gần bằng 120°. Người ta biểu diễn sự phân cực giữa nguyên tử S với mỗi nguyên tử O bằng các vectơ μ1μ2 có cùng phương với liên kết cộng hóa trị, có chiều từ nguyên tử S về mỗi nguyên tử O và cùng có độ dài là 1,6 đơn vị (Hình 6). Cho biết vectơ tổng μ=μ1+μ2 được dùng để biểu diễn sự phân cực của cả phân tử SO2. Tính độ dài của μ.

Phân tử sulfur dioxide (SO2) có cấu tạo hình chữ V, góc liên kết OSO gần bằng 120 độ

Lời giải:

Do μ=μ1+μ2nên μ=μ1+μ2.

Ta có μ1+μ22=μ1+μ22=μ12+2μ1.μ2+μ22

=1,62+2μ1.μ2.cosμ1,μ2+1,62

= 1,62 + 2 . 1,6 . 1,6 . cos 120o + 1,62

= 2,56

Do đó μ=μ1+μ2=2,56= 1,6.

Vậy độ dài của μbằng 1,6 đơn vị.

Bài tập

Bài 1 trang 101 Toán lớp 10 Tập 1: Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng a. Tính các tích vô hướng: AB.AD,AB.AC,AC.CB,AC.BD.

Lời giải:

Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng a. Tính các tích vô hướng: vectơ AB . vectơAD, vectơ AB . vectơAC

AC là độ dài cạnh huyền của tam giác vuông cân có cạnh bằng a nên

AC = a2+a2=2a.

Ta có ABCD là hình vuông nên AC = BD = 2a.

Vì AB AD nên ABADAB.AD= 0.

Tam giác ABC vuông cân tại B nên BAC^=BCA^= 45o.

AB.AC=AB.AC.cosAB,AC= a . 2a. cos BAC^= 2a2 . cos 45o = a2.

Do đó AB.AC= a2.

AC.CB=CA.CB=CA.CB.cosCA,CB

= -2a. a . cos BCA^= 2a2 . cos 45o = -a2.

Do đó AC.CB= -a2.

Do ABCD là hình vuông nên AC BD.

Do đó ACBDnên AC.BD=0.

Bài 2 trang 101 Toán lớp 10 Tập 1: Cho hình chữ nhật ABCD có tâm O và cho AD = a, AB = 2a. Tính:

a) AB.AO

b) AB.AD

Lời giải:

Giải Toán 10 Bài 4: Tích vô hướng của hai vectơ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) AC là độ dài cạnh huyền của tam giác vuông có độ dài hai cạnh lần lượt là 2a và a.

Do đó AC = 2a2+a2=5a(do AC là độ dài đoạn thẳng nên AC > 0).

Hình chữ nhật ABCD có tâm O nên O là trung điểm của AC.

Do đó AO = 12AC = 5a2.

Tam giác ABC vuông tại B nên cosBAC^=ABAC=2a5a=25.

AB.AO=AB.AO.cosAB,AO= 2a . 5a2. cos BAO^= = 2a . 5a2. 25= 2a2.

Vậy AB.AO=2a2.

b) Do AB AD nên ABADdo đó AB.AD=0.

Bài 3 trang 101 Toán lớp 10 Tập 1: Cho ba điểm O, A, B thẳng hàng và OA = a, OB = b. Tính tích vô hướng OA.OB trong hai trường hợp:

a) Điểm O nằm ngoài đoạn thẳng AB;

b) Điểm O nằm trong đoạn thẳng AB.

Lời giải:

a)

Giải Toán 10 Bài 4: Tích vô hướng của hai vectơ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Do O nằm ngoài đoạn thẳng AB nên hai vectơ OAOBcùng hướng.

Do đó OA,OB= 0o.

Khi đó OA.OB=OA.OB.cosOA,OB= a . b . cos 0o = a.b.

b)

Giải Toán 10 Bài 4: Tích vô hướng của hai vectơ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Do O nằm trong đoạn thẳng AB nên hai vectơ OAOBngược hướng.

Do đó OA,OB= 180o.

Khi đó OA.OB=OA.OB.cosOA,OB= a . b . cos 180o = -a.b.

Bài 4 trang 101 Toán lớp 10 Tập 1: Cho đoạn thẳng AB có O là trung điểm và cho điểm M tùy ý. Chứng minh rằng: MA.MB=MO2OA2.

Lời giải:

Giải Toán 10 Bài 4: Tích vô hướng của hai vectơ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Do O là trung điểm của AB nên OA=OB.

Khi đó MA.MB=MO+OA.MO+OB=MO+OA.MOOA

=MO2OA2= MO2 - OA2.

Vậy MA.MB= MO2 - OA2.

Bài 5 trang 101 Toán lớp 10 Tập 1: Một người dùng một lực F có độ lớn là 90 N làm một vật dịch chuyển một đoạn 100 m. Biết lực F hợp với hướng dịch chuyển một góc 60°. Tính công sinh bởi lực F.

Lời giải:

Công sinh bởi lực Fbằng: F.d=F.d.cosF,d=90 . 100 . cos 60o = 4 500 J.

Vậy công sinh bởi lực Fbằng 4 500 J.

Bài 6 trang 101 Toán lớp 10 Tập 1: Cho hai vectơ có độ dài lần lượt là 3 và 4 và có tích vô hướng là – 6. Tính góc giữa hai vectơ đó.

Lời giải:

Gọi hai vectơ đó lần lượt là ab.

Khi đó ta có a.b=a.b.cosa,b= -6.

3 . 4 . cosa,b= -6

cosa,b=12

a,b= 120o.

Vậy góc giữa hai vectơ đó bằng 120o.

Lý thuyết Toán 10 Bài 4: Tích vô hướng của hai vectơ- Chân trời sáng tạo

1. Góc giữa hai vectơ

Cho hai vectơ ab đều khác 0. Từ một điểm O bất kì ta vẽ OA=a, OB=b.

Góc AOB^ với số đo từ 0° đến 180° được gọi là góc giữa hai vectơ ab.

Ta kí hiệu góc giữa hai vectơ aba,b.

Nếu a,b=90° thì ta nói rằng ab vuông góc với nhau, kí hiệu ab.

Chú ý:

+ Từ định nghĩa, ta có a,b=b,a.

+ Góc giữa hai vectơ cùng hướng và khác 0luôn bằng 0°.

+ Góc giữa hai vectơ ngược hướng và khác 0luôn bằng 180°.

+ Trong trường hợp có ít nhất một trong hai vectơ a hoặc b0 thì ta quy ước số đo góc giữa hai vectơ đó là tùy ý (từ 0° đến 180°).

Ví dụ: Cho hình thoi ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo và BAD^=60°. Tính số đo các góc:

a) OD,CD.

b) OB,AO.

c) OC,AC.

d) OA,AC.

Hướng dẫn giải

a) Vì O là giao điểm của hai đường chéo nên O là trung điểm BD (tính chất hình thoi).

Suy ra OD = BO.

OD,BO cùng hướng.

Do đó OD=BO (1).

Vì ABCD là hình thoi nên ta có CD // BA và CD = BA.

CD,BA cùng hướng.

Do đó CD=BA (2).

Từ (1) (2), ta suy ra OD,CD=BO,BA=OBA^.

Vì ABCD là hình thoi nên AB = AD.

Do đó tam giác ABD cân tại A.

BAD^=60°.

Suy ra tam giác ABD đều.

Do đó DBA^=60° hay OBA^=60°.

Vậy OD,CD=OBA^=60°.

b) Vì O là giao điểm của hai đường chéo nên O là trung điểm AC (tính chất hình thoi).

Do đó AO = OC.

AO,OC cùng hướng.

Do đó AO=OC.

Ta suy ra OB,AO=OB,OC=BOC^.

Vì ABCD là hình thoi nên hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.

Do đó BOC^=90°.

Vậy OB,AO=BOC^=90°.

c) Vì OC,AC cùng hướng nên OC,AC=0°.

d) Vì OA,AC ngược hướng nên OA,AC=180°.

2. Tích vô hướng của hai vectơ

Cho hai vectơ ab đều khác 0.

Tích vô hướng của ab là một số, kí hiệu là a.b, được xác định bởi công thức:a.b=a.b.cosa,b.

Chú ý:

a) Trường hợp có ít nhất một trong hai vectơ ab bằng 0, ta quy ước a.b=0.

b) Với hai vectơ ab, ta có aba.b=0.

c) Khi a=bthì tích vô hướng a.bđược kí hiệu là a2và được gọi là bình phương vô hướng của vectơ a.

Ta có a2=a.a.cos0°=a2. Vậy bình phương vô hướng của một vectơ luôn bằng bình phương độ dài của vectơ đó.

Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông cân tại A, có AB = AC = a. Tính các tích vô hướng: AB.AC,AC.BC,BA.BC.

Hướng dẫn giải

- Tam giác ABC vuông cân tại A nên AB ⊥ AC.

Do đó ABAC.

Vậy AB.AC=0.

- Vẽ BD=AC. Khi đó ta có AC,BC=BD,BC=CBD^.

BD=AC nên ta có ABDC là hình bình hành.

BAC^=90° và AB = AC (tam giác ABC vuông cân tại A).

Do đó ABDC là hình vuông.

Ta suy ra đường chéo BC là phân giác của ABD^.

Do đó CBD^=ABD^2=90°2=45°.

Khi đó ta có AC,BC=CBD^=45°.

Tam giác ABC vuông cân tại A: BC2 = AB2 + AC2 (Định lý Py ‒ ta ‒ go)

⇔ BC2 = a2 + a2 = 2a2

⇒ BC = a2.

Ta có: AC.BC=AC..BC.cosAC,BC=AC.BC.cos45°=a.a2.22=a2.

- Tam giác ABC cân tại A. Ta suy ra ACB^=ABC^.

Tam giác ABC vuông tại A: ACB^+ABC^=90° .

2ABC^=90°.

Do đó ABC^=45°.

Suy ra BA,BC=ABC^=45°.

Ta có BA.BC=BA.BC.cosBA,BC=BA.BC.cos45°=a.a2.22=a2.

Chú ý: Trong Vật lí, tích vô hướng của Fd biểu diễn công A sinh bởi lực F khi thực hiện độ dịch chuyển d. Ta có công thức: A=F.d.

Ví dụ: Một người dùng một lực F có độ lớn là 150 N kéo một thùng gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây có phương hợp góc 45° so với phương ngang. Tính công sinh bởi lực F khi thùng gỗ trượt được 40 m.

Hướng dẫn giải

Gọi A, dlần lượt là công sinh bởi lực Fvà độ dịch chuyển của thùng gỗ.

Theo đề, ta có lực F hợp với phương ngang (hướng dịch chuyển) một góc 45°.

Suy ra F,d=45°.

Ta có A = F.d=F.d.cosF,d=150.40.cos45°=30002 (J).

Vậy công sinh bởi lực F30002 (J).

3. Tính chất của tích vô hướng

Với ba vectơ a,b,c bất kì và mọi số k, ta có:

a.b=b.a; a.b+c=a.b+a.c; ka.b=ka.b=a.kb.

Ví dụ: Áp dụng các tính chất của tích vô hướng, chứng minh rằng:

ab2=a22a.b+b2.

Hướng dẫn giải

Ta có: ab2=abab=a.aa.ba.b+b.b=a22a.b+b2.

Vậy ta có điều phải chứng minh.

Nhận xét: Chứng minh tương tự, ta cũng có:

a+b2=a2+2a.b+b2;

a+bab=a2b2.

Ví dụ: Cho tam giác ABC có a = BC, b = AC, c = AB. Tính cạnh BC theo hai cạnh còn lại và góc A bằng cách sử dụng tính chất của vectơ và tích vô hướng của hai vectơ.

Hướng dẫn giải

Ta có BC2 = BC2=ACAB2=AC2+AB22.AC.AB

=AC2+AB22.AC.AB.cosAC,AB

= AC2 + AB2 – 2AC.AB.cosA

Vậy BC2 = AC2 + AB2 – 2AC.AB.cosA hay a2 = b2 + c2 – 2bc.cosA.

Bài tập liên quan

Write your answer here

Popular Tags

© 2025 Pitomath. All rights reserved.