profile picture

Anonymous

upvote

0

downvote

0

star

Người ta sử dụng biểu thức T = (I – E) : 12 để biểu diễn số tiền tiết kiệm

clock icon

- asked 2 months agoVotes

message

0Answers

eye

0Views

Giải Toán 6 Bài tập cuối chương 2

Bài 8 (trang 88 SGK Toán 6 Tập 1):

Người ta sử dụng biểu thức T = (I E) : 12 để biểu diễn số tiền tiết kiệm trung bình mỗi tháng của một người, trong đó I là tổng thu nhập và E là tổng chi phí trong một năm của người đó. Bác Dũng có số tiền tiết kiệm trung bình mỗi tháng là 3 triệu đồng và tổng chi phí cả năm là 84 triệu đồng. Tính tổng thu nhập cả năm của bác Dũng.

Lời giải:

Bác Dũng có số tiền tiết kiệm trung bình mỗi tháng là 3 triệu đồng hay T = 3 triệu đồng.

Tổng chi phí cả năm của bác là 84 triệu đồng, hay E = 84 triệu đồng

Ta cần tìm tổng thu nhập I cả năm của bác Dũng.

Khi đó ta có biểu thức T = (I – E) : 12 với T = 3, E = 84

Thay T = 3 và E = 84 vào biểu thức trên ta được:

3 = (I – 84) : 12

Hay (I – 84) : 12 = 3

I – 84 = 3 . 12

I – 84= 36

I= 36 + 84

I = 120.

Vậy tổng thu nhập cả năm của bác Dũng là 120 triệu đồng.

Bài tập liên quan

Write your answer here

Popular Tags

© 2025 Pitomath. All rights reserved.