Lý thuyết Hóa 11 Bài 7: Nitơ Bài giảng Hóa 11 Bài 7: Nitơ I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử - Nitơ (nitrogen) ở ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn. - Cấu hình electron nguyên tử của nitơ là 1s22s22p3. ⇒ Ba electron ở phân lớp 2p có thể tạo được ba liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác. - Phân tử nitơ gồm hai nguyên tử, giữa chúng hình thành một liên kết ba: N ≡ N . II. Tính chất vật lí - Ở điều kiện thường, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, hóa lỏng ở -196 oC. - Khí nitơ tan rất ít trong nước. - Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp. III. Tính chất hóa học - Liên kết ba trong phân tử nitơ rất bền.
Lý thuyết Hóa 11 Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Bài giảng Hóa 11 Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ I. Công thức cấu tạo 1. Khái niệm - Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (liên kết đơn, liên kết bội) của các nguyên tử trong phân tử. 2. Các loại công thức cấu tạo a) Công thức cấu tạo khai triển - Biểu diễn trên mặt phẳng giấy tất cả các liên kết. - Thí dụ: Công thức cấu tạo khai triển của rượu etylic (C2H5OH). b) Công thức cấu tạo thu gọn - Các nguyên tử, nhóm nguyên tử cùng liên kết với một nguyên tử cacbon được viết thành một nhóm. Thí dụ: CH3 – CH2 – OH, CH2 = CH – CH = CH2,… - Hoặc chỉ biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử cacbon và với nhóm chức. + Mỗi đầu một đoạn thẳng hoặc điểm gấp khúc ứng với một nguyên tử cacbon.
Mục lục Giải Hóa 11 Bài 34: Bài thực hành 4: Điều chế và tính chất của etilen, axetilen Video giải Hóa 11 Bài 34: Bài thực hành 4: Điều chế và tính chất của etilen, axetilen Thí nghiệm 1 trang 148 Hóa học 11: - Tiến hành thí nghiệm: + Cho 2ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt. + Sau đó cho thêm từng giọt H2SO4 đặc (4ml), đồng thời lắc đều. + Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 6.7: + Đun nóng hỗn hợp phản ứng sao cho hỗn hợp không trào lên ống dẫn khí. + Đốt cháy khí sinh ra ở đầu vuốt nhọn của ống dẫn khí. + Dẫn khí qua dung dịch KMnO4. Quan sát sự đổi màu của dung dịch. - Hiện tượng và giải thích: + Dung dịch có sủi bọt khí. C2H5OH →H2SO4,to CH2 = CH2 + H2O
Lý thuyết Hóa 11 Bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo Bài giảng Hóa 11 Bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo Kiến thức cần nắm vững 1. Khái niệm và phân loại hợp chất hữu cơ - Hợp chất hữu cơ được chia thành hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon. + Hiđrocacbon là hợp chất hữu cơ chỉ chứa C và H. Thí dụ: CH4, C6H6, C2H6,… + Dẫn xuất hiđrocacbon là hợp chất hữu cơ ngoài chứa C và H còn chứa các nguyên tố khác như O, N, halogen,… Thí dụ: C2H5OH, C6H12O6, CH3NH2, HCOOH, CH3COOCH3, CH3OC2H5,… 2. Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ - Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị. Liên kết cộng hóa trị chia làm hai loại: + Liên kết xich ma σ là liên kết bền, được biểu diễn bằng 1 gạch nối giữa hai nguyên tử. + Liên kết pi π là liên kết kém bền.
Lý thuyết Hóa 11 Bài 9: Axit nitric và muối nitrat Bài giảng Hóa 11 Bài 9: Axit nitric và muối nitrat A. AXIT NITRIC I. Cấu tạo phân tử - Công thức cấu tạo của HNO3: Chú ý: Mũi tên trong công thức cấu tạo trên cho biết cặp electron liên kết chỉ do nguyên tử N cung cấp. - Trong hợp chất HNO3, nitơ có số oxi hóa cao nhất là +5. II. Tính chất vật lý - Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm. - Axit nitric không bền, khi có ánh sáng phân hủy một phần sinh ra khí NO2. Khí này tan trong dung dịch axit, làm cho dung dịch có màu vàng. 4HNO3→as4NO2↑ + O2↑ + 2H2O - Axit nitric tan vô hạn trong nước. Trong phòng thí nghiệm th
Lý thuyết Hóa 11 Bài 30: Ankađien Bài giảng Hóa 11 Bài 30: Ankađien I. Định nghĩa và phân loại 1. Định nghĩa - Ankađien là hidrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C = C trong phân tử. Thí dụ: - Công thức chung của các ankađien là CnH2n – 2 (n ≥ 3). 2. Phân loại - Dựa vào vị trí liên kết đôi, chia ankađien thành ba loại: + Hai liên kết đôi cạnh nhau: – C = C = C – Thí dụ: propađien (anlen): CH2 = C = CH2. + Ankađien liên hợp (ankađien có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn): – C = C – C = C –
Lý thuyết Hóa 11 Bài 29: Anken Bài giảng Hóa 11 Bài 29: Anken I. Đồng đẳng, cấu tạo - Anken hay olefin là những hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi. - Công thức chung: CnH2n (n ≥ 2). - Công thức anken đơn giản nhất là etilen (CH2 = CH2). II. Danh pháp, đồng phân 1. Danh pháp * Tên thông thường = Tên ankan – an + ilen (bỏ an, thêm ilen) Thí dụ: CH2 = CH2: etilen; CH2 = CH–CH3: Propilen * Tên thay thế: - Chọn mạch chính là mạch C dài nhất có chứa liên kết đôi. - Đánh số C mạch chính từ phía gần liên kết đôi hơn.
Lý thuyết Hóa 11 Bài 26: Xicloankan Bài giảng Hóa 11 Bài 26: Xicloankan I. Cấu tạo - Xicloankan là những hiđrocacbon no có mạch vòng (một hoặc nhiều vòng). - Một số xicloankan đơn giản có công thức cấu tạo và tên gọi như bảng sau: Bảng 1: Tên thay thế và một vài hằng số vật lí của xicloankan đơn giản - Công thức phân tử chung của các xicloankan đơn vòng là CnH2n với n ≥ 3. - Tên của các xicloankan đơn vòng không nhánh được gọi bằng cách ghép từ xiclo vào tên của ankan mạch không nhánh có cùng số nguyên tử cacbon. Thí dụ: II. Tính chất hóa học
Mục lục Giải Hóa 11 Bài 47: Bài thực hành 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic Video giải Hóa 11 Bài 47: Bài thực hành 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic Thí nghiệm 1 trang 214 Hóa học 11: a) Cách tiến hành: + Cho 1ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ. + Sau đó, nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M vào ống nghiệm đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Dung dịch thu được gọi là thuốc thử Ton – len. + Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch andehit fomic, sau đó đun nóng nhẹ hỗn hợp trong vài phút ở khoảng 60-70oC. Quan sát sự biến đổi màu sắc trên thành ống nghiệm. b) Hiện tượng: Có 1 lớp kim loại màu xám bám vào ống nghiệm, đó chính là Ag c) Giải thích: Cation Ag+ tạo phức với NH3, phức này tan trong nước, andehit khử ion bạc trong phức đó tạo thành kim loại bạc bám vào thành ống nghiệm Phương trình hóa học: HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3 Thí nghiệm 2 trang 214 Hóa học 11: 1) Tác dụng của axit axetic với giấy quỳ tím: a/ Cách tiến hành: Nhúng đầu đũa thủy tinh vào dung dịch axit axetic 10% sau đó
Lý thuyết Hóa 11 Bài 10: Photpho Bài giảng Hóa 11 Bài 10: Photpho I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử - Photpho ở ô thứ 15, nhóm VA, chu kì 3 trong bảng tuần hoàn. - Cấu hình electron: ⇒ Lớp ngoài cùng có 5 electron, nên trong các hợp chất hóa trị của photpho có thể là 5. Ngoài ra, trong một số hợp chất, photpho còn có hóa trị 3. II. Tính chất vật lí Photpho có thể tồn tại ở một số dạng thù hình khác nhau, quan trọng nhất là P trắng và P đỏ. 1. Photpho trắng - Không màu hoặc vàng nhạt giống như sáp. Hình 1: Photpho trắng - Có cấu trúc mạnh tinh thể phân tử P4<
Lý thuyết Hóa 11 Bài 27: Luyện tập: Ankan và xicloankan Bài giảng Hóa 11 Bài 27: Luyện tập: Ankan và xicloankan Kiến thức cần nắm vững 1. Phản ứng hóa học - Các phản ứng chính của hiđrocacbon no: phản ứng thế, phản ứng tách. Thí dụ: CH4 + Cl2→asCH3Cl + HCl CH3 – CH3→500°C,xtCH2 = CH2 + H2 2. Cấu tạo và đồng phân của ankan - Ankan là hiđrocacbon no mạch hở, có công thức phân tử chung là CnH2n+2 (n > 1). - Ankan từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch cacbon. Thí dụ: Ứng với công thức phân tử C5H12 có các đồng phân cấu tạo sau: