profile picture

Anonymous

upvote

0

downvote

0

star

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học - Ngắn nhất Cánh diều

clock icon

- asked 2 months agoVotes

message

0Answers

eye

0Views

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

1. Định hướng

Yêu cầu (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

a) Đọc hai đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đoạn 1:

(Theo Trần Thị Băng Thanh, Kiêu binh nổi loạn, in trong Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005)

Đoạn 2:

Ở bài Thu điếu, ta gặp một tiếng cá quẫy vọng lên từ đáy nước (Cá đâu đớp động dưới chân bèo). Ở bài Thu vịnh, ta lại gặp một tiếng chim di trú rớt xuống từ không trung. Đến từ hai phía khác nhau, nhưng cũng đánh động một tâm hồn, cả hai đều là những tiếng động nhằm làm cho vẻ yên tĩnh của trời và nước trở nên thẳm sâu, thanh vắng. Âu đó cũng là cái thủ pháp quen thuộc: dùng cái động để gợi cái tĩnh. Hai chữ nước nào cuối câu, thực ra cũng là chữ rất không đâu nhưng sao lại dồn chứa được trong đó bao nhiêu là xa vắng của thiên không. Nó gợi ra dáng điệu thi nhân nghe vọng vào xa xăm. Mà vọng vào xa xăm kì thực là chìm vào cõi tâm tư bất tận của chính mình. Chữ nghĩa của Nguyễn Khuyến ở đâu cũng lắng, cũng lặng những cảm xúc chìm. Cảm xúc được tiết chế, được giấu kín. Lối thể hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm là thế.

(Theo Chu Văn Sơn, Thơ, điệu hồn và cấu trúc. Sách đã dẫn)

- Yếu tố hình thức nghệ thuật nào đã được xác định để phân tích, đánh giá trong từng đoạn trích trên?

- Mỗi tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa như thế nào?

- Đoạn nào chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn nào tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên.

Trả lời:

Đoạn 1:

Đoạn 2:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 1 là: Bút pháp hiện thực

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là:

+ Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật, chia thành hai phe: chính thống và phản nghịch, đều rất thực

- Đoạn từ đầu đến “đều thực” là đoạn tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết và phần còn lại chủ yếu sử dụng thao tác phân tích.

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 2 là: dùng cái động để gợi cái tĩnh

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là:

+ Giúp cảm xúc của Nguyễn Khuyến được tiết chế, giấu kín

+ Lối thế hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm

- Từ đầu đến “bao nhiêu xa vắng của thiên không” chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn còn lại tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết

- Sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên là:

Đoạn 1

Đoạn 2

Người viết tập trung nêu cảm nhận, đánh giá trước rồi mới đi vào phân tích

Người viết phân tích xong mới nêu cảm nhận, đánh giá của mình.

- Xem xét cách triển khai bài phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm khác phân tích, đánh giá một số yếu tố như thế nào. Tham khảo gợi ý sau:

Các phần

Phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm

Phân tích, đánh giá một số yếu tố

Mở bài

Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử và khái quát giá trị lịch sử của tác phẩm.

- Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, thể loại.

- Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá.

Thân bài

- Nêu tóm tắt nội dung chính của tác phẩm.

- Phân tích giá trị của tác phẩm (nội dung và nghệ thuật)

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật

- Giới thiệu cụ thể một số yếu tố nổi bật mà bài viết phân tích, đánh giá.

- Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố đã nêu.

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về vai trò, tác dụng của các yếu tố ấy trong tác phẩm.

Kết bài

- Khái quát về vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự nghiệp văn học của tác giả.

- Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết

- Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm

- Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích.

2. Thực hành

Bài tập (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Viết bài văn phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà em đã học hoặc đã đọc.

a) Chuẩn bị

- Đọc và nhận diện yêu cầu của bài tập về kiểu bài và nội dung, phạm vi vấn đề cần giải quyết.

- Lựa chọn tác phẩm văn học (thơ, truyện, kịch, kí) mà các em yêu thích, tâm đắc để phân tích, đánh giá.

- Xác định các yếu tố nội dung hoặc hình thức nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm đã chọn.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

- Lập dàn ý theo 3 phần của bài văn. Chú ý: đây là dạng bài phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức, không phải toàn bộ tác phẩm.

Dàn ý tham khảo:

Dàn ý 1: Phân tích, đánh giá tác phẩm “Lính đảo hát tình ca trên đảo” của Trần Đăng Khoa.

+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Đăng Khoa và bài thơ “Lính đảo hát tình ca trên đảo”.

+ Thân bài:

• Phân tích, đánh giá cái hay về nội dung của bài thơ.

+ Kết bài:

• Đánh giá chung về cái hay, cái đặc sắc của bài thơ.

Dàn ý 2: Phân tích, đánh giá tác phẩm “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương

+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ “Tự tình 2”

+ Thân bài:

• Phân tích, đánh giá cái hay về nội dung của bài thơ.

+ Kết bài:

• Đánh giá chung về cái hay, cái đặc sắc của bài thơ.

c) Viết

- Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn hoàn chỉnh.

- Lưu ý:

+ Mỗi luận điểm có thể triển khai thành một hoặc một số đoạn văn.

+ Khi viết, chú ý kết hợp các thao tác nghị luận phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận.

+ Cần sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc.

+ Thể hiện một cách tự nhiên quan điểm, cách hiểu riêng của bản thân, có thể tham khảo nhưng không được sao chép nội dung phân tích, đánh giá của người khác.

* Bài mẫu tham khảo:

Bài mẫu 1:

Khổ đầu trong bài thơ được Trần Đăng Khoa miêu tả sự khắc nghiệt về thời tiết nơi quần đảo Trường Sa nhiều nắng gió. Cái sân khấu dựng lên giữa trời biển bao la ấy phải kì công và độc đáo lắm mới chịu nổi cái gió như quăng quật, tấp táp vào mặt con người. Sân khấu kê lên từ đá san hô biển, cánh gà phải dựng bằng tôn, tất cả đều tạm bợ thế thôi, vì không có phông màn nào chịu nổi thông thốc của gió trời biển đảo:

Đá san hô kê lên thành sân khấu

Vài tấm tôn chôn máy cánh gà

Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ

Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa.

Nhưng sự thú vị nhất lại nằm ở khổ thơ thứ hai. Ở đây có sự đối lập giữa cái khắc nghiệt của thiên nhiên và sự dũng cảm, lạc quan của người lính. “Gió rát mặt”, “sỏi cát bay như lũ chim hoang”, thuỷ triều xuống lên liên tục khiến cho đảo cũng thay hình đổi dạng không ngừng. Quả là một vùng đất đầy gian nan, thử thách đối với người lính. Tuy vậy, người lính vẫn hiên ngang, lãng mạn và hào sảng:

Gió rát mặt, Đảo luôn thay hình dáng

Sỏi cát bay như lũ chim hoang

Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu

Từ “mây nước mở màn”, hình tượng người lính đảo hiện lên thật độc đáo, tếu táo qua hình dáng bên ngoài lẫn vẻ đẹp tâm hồn, nhờ đó đã giúp cho Trần Đăng Khoa có được một giọng thơ hóm hỉnh, bông đùa nhưng tạo được cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.

Cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ “đến một cái cây cũng không sống được”, thành ra người lính cũng phải chấp nhận để thích nghỉ với môi trường. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu cho đỡ rít khi không có nước ngọt gội tóc, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”. Đọc đến đây, hẳn chúng ta không thể quên hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, cũng tếu táo và có vẻ “bặm trợn” khác thường giữa cuộc sống núi rừng miền Tây Bắc khắc nghiệt: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc / Quân xanh màu lá dữ oai hùm”:

Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc

Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc

Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.

Họ gọi đùa nhau là “sư cụ”, là “bà con xa với bụt ốc”, thế hoá thành vui nhộnvì cảnh tượng “sư cụ hát tình ca” mới đưa duyên và “sóng sánh” làm sao! Quả vậy, chính cuộc sống gian nan giữa nước trời thăm thẳm ấy, hình tượng người lính Trường Sa hiện lên thật lãng mạn và hào hoa. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng: Khát khao một tình yêu chảy bỏng, bày tỏ sự nồng nàn và chung thuỷ thiết tha.

Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kì lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” nhưng lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”. Có lẽ chính những năm tháng sống cùng đồng đội nơi biển cả bạc trùng, nơi đảo nổi, đảo chìm của Tổ quốc giúp Trần Đăng Khoa có được chất liệu hiện thực chân thật và sâu sắc đến thế. Đọc thơ, người đọc không chỉ hiểu thêm về cuộc sống người lính Trường Sa mà còn để trái tim mình cảm thông và rưng rưng xúc động. Chính cái giọng phớt đời, tưng tửng lại là chỗ xót xa và lấy nhiều nước mắt của người đọc:

Cái giai điệu ngang tàng như gió biển

Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi

Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa

Rằng có đêm trăng dắt em đi dạo

Gương mặt em dịu dàng

Hàng cây cũng tươi xinh

Mở mắt chung chiêng nghe lưng trời sóng vỗ

Và tay mình lại nắm lấy tay mình.

Hóm hỉnh nhất là khổ thơ với các câu hỏi tu từ tự vấn về người yêu của người

lính đảo. Họ hát tình ca, yêu đắm say và nhớ thương tha thiết chỉ qua tưởng tượng, thành ra họ hình dung về người yêu của mình cũng có năm bảy đường khác biệt. “Các em ở phương nào?”, “Các em cao hay thấp?” Xót xa nhất là bóng dáng nào sẽ đến với các anh như một câu hỏi xoáy sâu vào lặng lẽ, vào thăm thẳm ruột gan mong chờ khao khát mỗi khi đêm về trông ra chỉ bốn bề mây nước âm u:

Người yêu chúng anh ơi, các em ở phương nào?

Các em cao hay lùn? Có trời mà biết được

Bóng dáng nào sẽ đến với chúng anh?

Trông bốn phía chỉ âm u mây nước.

Lãng mạn, hào hoa là thế, nhưng chất lính, sự kiên cường và dấn thân của người lính mới chính là vẻ đẹp cao cả về lòng yêu nước. Hát tình ca để khẳng định tình yêu thuỷ chung, khẳng định chủ quyền đất nước. Nhà thơ không nói hết, nhưng đó là tiếng nói phản kháng chiến tranh, là tiếng nói nhân văn sâu sắc. Cao hơn, hình tượng người lính đứng giữa trời nước bao la bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cho Tổ quốc chính là trách nhiệm lớn lao, thiêng liêng không gì sánh được:

Nào hát lên cho đêm tối biết

Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây

Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió

Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này.

Đến cuối bài, giọng điệu và hình ảnh thơ vẫn sống động, hóm hỉnh và tếu táo mang đậm phong cách thơ Trần Đăng Khoa. Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thuỷ triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Đó là cả một sự quan sát, một phút xuất thần để có những câu thơ hay:

Điệu tình ca cứ ngân lên chót vót

Bỗng bàng hoàng nhìn lại phía sau

Ngoài mép biển, người đâu lên đông thế

(Theo Lê Thành Văn, giaoducthoidai.vn)

Bài mẫu 2:

thân phận mình:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn.

Đêm đã khuya mà nhà thơ vẫn tỉnh thức - vì không ngủ được hay không muốn

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chữ nghĩa của Xuân Hương bao giờ cũng trần trụi đến tàn nhẫn như thế.

Khi nhà thơ dùng đến hai chữ “hồng nhan” thì có nghĩa là ở người thiếu phụ xuân sắc vẫn còn, xuân tình chưa cạn, vậy mà cứ phải “trơ” ra đó, không kẻ đoái hoài. Có người hiểu chữ “trơ” theo nghĩa trơ lì, không còn cảm giác: “Đau thương, ê chề ngấm sâu dần, sâu dần vào xương cốt, biến con người thành vật vô tri”), Đây là cách hiểu chữ “trơ” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan: “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”. Tôi cho rằng, hiểu thơ như thế là trái ngược với tư tưởng tác giả trong Tự tình (bài 2) này. Người đàn bà này, đúng là đã nếm trải nhiều bất hạnh, nhưng tâm hồn vẫn luôn luôn cháy bỏng, luôn luôn sôi sục, một tâm trạng bồn chồn không yên, thể hiện ở hai câu thực:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Uống rượu để quên đời, nhưng không quên được: “say lại tỉnh”, khao khát sự thoả mãn mà ngó ra ngoài trời chỉ thấy đêm tàn, trăng khuyết.

Nhưng đây mới thực là tính cách và ngôn ngữ Xuân Hương:

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá máy hòn.

Vậy là “cái tôi” đầy sức sống mà bị dồn nén của Xuân Hương từ những câu đề, qua hai câu thực, đến những câu luận, cứ nổi lên dần: lúc đầu là nỗi chán chường,

ngán ngẩm “Trơ cái hồng nhan với nước non”, tiếp đó là tâm trạng bực dọc, bồn chồn, muốn say mà không say được, trong khi đêm thì tàn mà trăng vẫn khuyết:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh / Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Cuối cùng là nỗi bức bối, niềm phẫn uất muốn vùng lên phá phách. Khát vọng sống của con người này, yêu cầu thực hiện triệt để tính cách, cá tính của người đàn bà đặc biệt này, chẳng những chế độ phong kiến không dung nổi, mà đến trời đất cũng trở nên chật hẹp.

Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Hương thường đặt nhân vật của mình đối diện với thiên nhiên rộng lớn, kề vai với vũ trụ mênh mông (“Thân em vừa trắng lại

Nhưng Xuân Hương, dù tư tưởng có thể đi trước thời đại, trong đời thực vẫn không thể vượt khỏi thân phận của mình. Vì thế, những hành vi phá phách, nổi loạn dù táo tợn thế nào cũng chỉ là những vùng vẫy trong giới hạn của ngôn từ mà thôi. Nhà thơ đành chấp nhận số phận của mình bằng một tiếng thở dài ngao ngán:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!

Đúng là Tự tình (bài 2) đã kết thúc bằng một lời chua chát: “Ngán nỗi xuân đi

xuân lại lại / Mảnh tình san sẻ tí con con”. Nhưng như thế là tuổi xuân chưa hết, tình xuân vẫn đây.

Xưa thường có câu: “Chữ rằng, xuân bất tái lai”. Nhưng Xuân Hương lại nói “Xuân đi, xuân lại lại”, có nghĩa là người đàn bà vẫn còn có cái để chờ đợi, để ước ao, tuy rằng hạnh phúc mong đợi ấy chưa bao giờ được hưởng trọn vẹn: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Có một vấn đề rất nên đặt ra đối với thơ Hồ Xuân Hương nói chung: Vì sao tư tưởng dân gian gần như thuần chủng, nguyên chất ở Xuân Hương lại không được diễn đạt bằng các thể thơ dân gian như lục bát, song thất lục bát mà lại tự ép mình vào khuôn khổ thơ Đường, một thể thơ bác học ngoại nhập, luật lệ rất nghiêm minh? Lại một nét oái oăm, độc đáo của thơ Xuân Hương chăng? Nhưng ngẫm ra, thấy sự chọn lựa của nữ sĩ rất có lí, có thể nói là rất tự nhiên nữa.

Muốn đạt được những yêu cầu ấy, Xuân Hương rất cần đến khả năng của thất

ngôn bát cú, của cấu trúc chặt chẽ, của luật đối ngẫu và của tính hàm súc với khả năng dồn nén nhiều nghĩa và tạo ý ngoài lời (ý tại ngôn ngoại).

(Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 11 (nâng cao), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr.23-26)

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

- Sau khi viết xong, đối chiếu lại các yêu cầu của bài văn để chỉnh sửa theo hướng dẫn sau:

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

Write your answer here

Popular Tags

© 2025 Pitomath. All rights reserved.