
Anonymous
0
0
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 79 Tập 2 - Ngắn nhất Cánh diều
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 79 Tập 2
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)
a)
Gió rát mặt, Đảo luôn thay hình dáng
Sỏi cát bay như lũ chim hoang
(Trần Đăng Khoa)
b)
Những giai điệu ngang tàng như gió biển
Những lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời
(Trần Đăng Khoa)
c)
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Có đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Chế Lan Viên)
d)
Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương.
(Lò Ngân Sủn)
Trả lời:
Câu |
Yếu tố được so sánh |
Phương diện so sánh |
Từ so sánh |
Yếu tố so sánh |
Giá trị tu từ |
a) |
“sỏi cát” |
“bay” |
“như” |
“lũ chim hoang” |
Tác giả đã mô tả diện mạo, cảnh quan của quần đảo đầy tính hình tượng, có tính biểu cảm cao. “Sỏi cát bay” (cái cụ thể) được so với “lũ chim hoang” (cái cụ thể) nhưng khác loại, tạo sự liên tưởng thú vị, đầy tính biểu tượng. |
b) |
“lời ca” |
“như” |
“vỏ ốc cất thành lời” |
Giai điệu, lời ca của người lính đảo tất cả đều được biểu tượng hoá, từ trạng thái nghe (thính giác), chuyển sang nhìn (thị giác), rồi chuyển sang trạng thái “cất thành lời”. Cách ví von này làm cho câu thơ thêm tính nhạc, tính biểu cảm. | |
c) |
“con gặp lại nhân dân” |
“như” |
“nai về suối cũ”; “cỏ đón giêng hai”; “chim én gặp mùa”; “đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa”; “Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” |
Đây là một cấu trúc so sánh tu từ mở rộng, về được mở rộng là yếu tố so sánh. Lối so sánh này có giá trị biểu cảm cao, xây dựng nên được những hình tượng đẹp, cụ thể, sinh động về đất nước và nhân dân. | |
d) |
“tình yêu” |
“là” |
“vũ khí” |
Trên nông trường rộn ràng tiếng máy, tiếng nhịp nhàng lao động của công nhân, tác giả đã tạo nên một không gian lứa đôi đầy sức sống với một “tình yêu” đầy sự sống, một thứ “vũ khí” giúp họ bền gan, vững chí để giữ gìn bờ cõi quê hương nơi biên thuỳ. |
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)
a)
Ôi những cảnh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
b)
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh
c)
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Trả lời:
a)
+ Biện pháp tu từ: hoán dụ (“Ôi những cánh đồng quê chảy máu”); ngoài ra còn có ẩn dụ nhân hoá (“Dây thép gai đâm nát trời chiều”),
+ Cơ chế liên tưởng: tương cận, gần gũi nhau, lấy không gian chứa đựng để nói thay con người sống trong không gian đó.
+ Tác dụng tu từ / nghệ thuật: có tác dụng biểu cảm, miêu tả cảnh tang thương của làng quê Việt.
b)
+ Biện pháp tu từ: ẩn dụ (“Nước Việt Nam từ máu lửa”; “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”).
+ Cơ chế liên tưởng: tương đồng. Nhà thơ đã dùng hình ảnh đầy tính chất biểu tượng là “máu lửa” để chỉ chiến tranh và “rũ bùn” để chỉ việc thoát khỏi cảnh lầm than, cơ hàn, nô lệ.
+ Tác dụng tu từ nghệ thuật: có tác dụng tăng tính biểu cảm, hình tượng khi nói về những đau thương, sự đấu tranh gian khổ của quân và dân ta, tạo nên một biểu tượng đất nước anh hùng.
Ngoài ra, trong câu thơ này, tác giả còn sử dùng biện pháp tu từ so sánh (“Người lên như nước vỡ bờ”), nhân hoá (“Súng nổ rung trời giận dữ”).
c)
+ Biện pháp tu từ: hoán dụ (“trán cháy rực”; “lòng ta bát ngát”).
+ Cơ chế liên tưởng: thay thế bằng cái tương cận, gần gũi nhau, lấy bộ phận chỉ cái toàn thể: “trán cháy rực” chỉ con người trí tuệ, khối óc trăn trở, khát khao; “lòng ta bát ngát” chỉ con người cảm xúc, con tim.
+ Tác dụng tu từ / nghệ thuật: có tác dụng tăng tính biểu cảm, hình tượng khi diễn tả tâm trạng và suy tư của người lính.
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)
a)
Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám.
(Tố Hữu)
b)
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
(Nguyễn Đình Thi)
c)
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn
(Nguyễn Đình Thi)
d)
Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc
Người xem ngổn ngang cũng rặt lính trọc đầu.
(Trần Đăng Khoa)
Trả lời:
a)
- Biện pháp tu từ: đảo ngữ
- Thành phần đảo ngữ: đảo vị ngữ (đã tan tác, đã sáng lại)
- Tác dụng tu từ: biểu cảm, nhấn mạnh nội dung diễn đạt của câu thơ: kẻ thù đã tan tác, đất nước đã ngời sáng tương lai.
b)
- Biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ
- Từ ngữ được điệp: đây là của chúng ta, những
- Tác dụng tu từ: biểu cảm, nhấn mạnh nội dung diễn đạt của câu thơ: khẳng định chủ quyển, vẻ đẹp núi non hùng vĩ của quê hương, đất nước.
c)
- Biện pháp tu từ: đảo ngữ
- Thành phần đảo ngữ: đảo vị ngữ (đã ngời lên, đã bật lên)
- Tác dụng tu từ: biểu cảm, nhấn mạnh nội dung diễn đạt của câu thơ: giờ đây đất nước hồn hậu đã ngời lên một tương lai độc lập tự do; đã bật lên tiếng căm hờn quân thù.
d) Đảo ngữ
Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh người lính trọc đầu, giọng điệu bông đùa, tếu táo, yêu đời, hóm hỉnh.
Câu 4 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)
Trả lời:
“Đất nước” của Nguyễn Đình Thi là bài thơ giàu giá trị nghệ thuật. Bài thơ giàu nhạc điệu, những tìm tòi và sáng tạo trong cách lựa chọn từ ngữ. Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có tính khái quát cao, mang đặc trưng của lối tư duy và cảm xúc hiện đại. Sự tổ chức các ý thơ không theo lô gích truyền thống mà theo cảm hứng tổng hợp, tự do. Điều này làm nên chất mới lạ và phong cách riêng của thơ Nguyễn Đình Thi. Sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn rất linh hoạt, phù hợp với sự vận động của mạch cảm xúc trữ tình. Có sự phối hợp nhiều kiểu trùng điệp (từ, ngữ, kiểu câu), cách gieo vần, phối, phối âm, ngắt nhịp đã tạo cho bài thơ rất giàu chất nhạc. Bài thơ tựa một bản giao hưởng với tiết tấu từ khoan thai dìu dặt đến hối hả trào sôi. Ngôn ngữ trong bài thơ trong sáng, cô đọng hàm súc, giàu chất tượng hình.
- Biện pháp tu từ so sánh trong bài:Bài thơ tựa một bản giao hưởng với tiết tấu từ khoan thai dìu dặt đến hối hả trào sôi.