profile picture

Anonymous

upvote

0

downvote

0

star

Soạn bài Bản sắc là hành trang - Ngắn nhất Cánh diều

clock icon

- asked 2 months agoVotes

message

0Answers

eye

0Views

Soạn bài Bản sắc là hành trang

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc một văn bản nghị luận, các em cần chú ý:

+ Đọc nhan đề và suy đoán vấn đề xã hội được người viết đưa ra bàn luận. 

+ Đọc kĩ văn bản, nhận diện hệ thống luận điểm của bài viết.

+ Ở mỗi luận điểm, tìm hiểu lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết và nét đặc sắc của hình thức trình bày.

+ Liên hệ, kết nối để thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.

- Đọc trước văn bản Bản sắc là hành trang, tìm hiểu thêm những bài viết về bản sắc dân tộc và yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Từ những hiểu biết và trải nghiệm cá nhân, em hãy suy nghĩ về ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nghị luận trên đã nêu lên.

Trả lời:

- Bài viết đề cập một vấn đề có ý nghĩa xã hội và dân tộc cấp thiết, đúng như tác giả đã khẳng định: “tiếp thu tinh hoa của nhân loại, nhưng giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta”.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

- Văn bản “Bản sắc là hành trang” khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ ở phương diện bảo tồn mà hơn hết phải là một giá trị để hội nhập, cạnh tranh và phải trở thành phương châm hành động, bản năng tồn tại của cả dân tộc.

Soạn bài Bản sắc là hành trang - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Trả lời:

- Các con số lớn như 80 triệu, 6000 triệu người: thể hiện sự chênh lệch lớn trong tỉ lệ giữa người với người, làm nổi bật vấn đề đặt ra chính là làm thế nào để không bị hòa lẫn về bản sắc của đất nước ta với thế giới.

Câu 2 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Trả lời:

- Câu văn khái quát: Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới.

- Những câu còn lại trong đoạn văn có tác dụng dẫn chứng cho câu văn khái quát.

Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Trả lời:

- Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống.

- Hai hình ảnh này tạo nên sự xung đột giữa sự hiện đại và truyền thống vốn có, vấn đề được đặt ra làm sao để cân bằng với nhau, đây cũng chính là vấn đề tương tự cho việc làm sao để hội nhập và giữ gìn bản sắc dân tộc không còn mâu thuẫn, triệt tiêu nhau.

Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Trả lời:

- Hai đoạn cuối phần (2) khẳng định thêm về bản sắc văn hóa:

+ Bản sắc là một lợi thế để cạnh tranh.

+ Bản sắc văn hóa còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hóa và dịch vụ của chúng ta.

Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Trả lời:

- Kêt bài, tác giả muốn nhấn mạnh:

+ Bên cạnh việc tiếp thuvăn hóa, vẫn phải giữ được bản sắc dân tộc

+ Đây là phương châm hành động, bản năng tồn tại của dân tộc.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Trả lời:

- Nhan đề Bản sắc là hành trang”: Bản sắc là những nét đặc trưng, tạo nên vẻ riêng, độc đáo của đối tượng.

- Nhan đề muốn nói: Những nét đặc thù, đặc sắc làm nên diện mạo, giá trị riêng chính là những điều phải mang theo trong hiện tại và tương lai.

- Nhan đề gợi mở vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc (văn hóa) của dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, đây thực sự là vấn đề có ý nghĩa với cả dân tộc và mỗi cá nhận vì nguy cơ hòa tan, mất bản sắc văn hóa truyền thống, … đã và đang hiện hữu ở những mức độ khác nhau.

Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Phần 1

M. Làm thế nào để hội nhập mà không bị tan biến vào thế giới (hoà

nhập mà không hoà tan)

Phần 2

Phần 3

Trả lời:

Phần 1

Làm thế nào để hội nhập mà không bị tan biến vào thế giới (hoà

nhập mà không hoà tan)

Phần 2

Bản sắc không chỉ tạo nên nét riêng có của dân tộc Việt mà còn là một giá trị để hội nhập và phát triển.

Phần 3

Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn phải là bản năng tồn tại của chúng ta.

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Trả lời:

→ Những biểu hiện này thể hiện những nét đặc trưng về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của dân tộc ta. Qua đó, tác giả muốn khẳng định dân tộc Việt Nam là một dân tộc có bản sắc văn hoá độc đáo.

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Trả lời:

Theo tác giả, “Chiếc xe Lếch-xớt” (đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá) và “cây ô liu” (đại diện cho bản sắc và cho truyền thống) có mối quan hệ tương hỗ, nương tựa vào nhau để cùng phát triển:

+ “chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hoá Việt”.

→ ý kiến này rất mới mẻ, hiện đại, cần được vận dụng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay.

Câu 5 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Trả lời:

- Và kết lại là một thái độ kiên quyết, dứt khoát: “giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.”.

Câu 6 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

Trả lời:

- Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là quan điểm, nhận thức và hành động mà phải trở thành bản năng tồn tại, tức là lẽ sống, ý thức về sự sống - còn, suy nghĩ thường trực, quyết định vận mệnh của cả cộng đồng và mỗi cá nhân. Nói cách khác, nó phải thấm nhuần trong suy nghĩ, hành động của mỗi người, trong mỗi hoàn cảnh sống, nhất là trong những tình huống có yếu tố quốc tế, giao lưu văn hoá. Câu văn này khẳng định lại một lần nữa ý kiến mà tác giả đã nêu ra ở phần đầu văn bản: “Bản sắc của cộng đồng chúng ta làm nên sự tồn tại của cộng đồng chúng ta. Nếu bản sắc của chúng ta bất diệt, thì chúng ta cũng ngàn đời bất diệt.”.

- Ý nghĩa đối với cá nhân:

+ Ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Có cái nhìn mới về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa: coi bản sắc là một giá trị, lợi thế để hội nhập, cạnh tranh. Mượn xu hướng đó để bảo tồn và khơi dậy tiềm năng của bản sắc văn háo dân tộc. Nương vào xu thế hội nhập để trường tồn hóa, vĩnh cửu hóa bản sắc văn hóa của cộng đồng.

+ Học tập, rèn luyện để trở thành một công dân toàn cầu nhưng trước hết phải là một con người Việt Nam. Hai con người này không được xung đột mà phải tương hỗ để cùng nhau phát triển.

+ Cần học để hiểu chính mình cũng như cần học để hiểu thế giới. Biết rõ hạn chế, lợi thế của mình, cộng đồng mình một cách trung thực, khách quan cũng như nắm được những mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa để có phương châm và hành động phù hợp, hiệu quả.

Write your answer here

Popular Tags

© 2025 Pitomath. All rights reserved.