profile picture

Anonymous

upvote

0

downvote

0

star

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng - Ngắn nhất Cánh diều

clock icon

- asked 2 months agoVotes

message

0Answers

eye

0Views

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Đọc phần Kiến thức ngữ văn để hiểu và vận dụng vào đọc hiểu văn ban này.

- Khi đọc thần thoại, các em cần chú ý:

+ Nhân vật chính là ai? Có điểm gì nổi bật?

+ Câu chuyện gửi gắm thông điệp gì?

+ Liên hệ kết nối với kiến thức và kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện.

– Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Trong thần thoại Hy Lạp, Hê-ra-clét là hình tượng tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần của người anh hùng cổ đại với những chiến công phi thường, tiêu diệt quái vật, trừng phạt bạo chúa và những kẻ gian ác. Hê-ra-clét thuộc kiểu nhân vật anh hùng, là người thường nhưng có sức mạnh “sánh tựa thần linh”.

Trả lời:

- Nội dung bao quát văn bản: Nói về thử thách cuối cùng mà Ơ-ri-xtê giao cho Hê-ra-clét là phải đoạt được những quả táo vàng của những tiên nữ E-xpê-rít đem về.

- Nhân vật chính là: Hê-ra-clét (con của thần Dớt; là hình tượng tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần của người anh hùng cổ đại với những chiến công phi thường: tiêu diệt quái vật, trừng phạt bạo chúa và những kẻ gian ác; thuộc kiểu nhân vật anh hùng, là người thường nhưng có sức mạnh “sánh tựa thần linh”.)

- Thông điệp: Con đường đi tới thành công phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi con người phải có đủ ý chí và sự quyết tâm.

- Những chiến công khác của Hê-ra-clét:

+ giết con sư tử ở Nê-mê (Némée),

+ giết mãng xã Hi-đrơ (Hydre) ở Léc-nơ (Leme),

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: Văn bản kể về thử thách cuối cùng mà Ơ-ri-xtê giao cho Hê-ra-clét là phải đoạt được những quả táo vàng của những tiên nữ E-xpê-rít đem về.

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 trang 15 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chú ý đặc điểm của khu vườn có cây táo vàng.

Trả lời:

- Khu vườn được canh giữ bởi con rồng có tới 100 cái đầu và không bao giờ ngủ tên là La-đông.

- Đặc biệt, Hê-ra còn giao cho ba chị em tiên nữ Nanh-phơ có 1 cái tên chung là E-xpê-rít trông coi.

Câu 2 trang 15 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả như thể nào?

Trả lời:

Cuộc giao đấu diễn ra vô cùng quyết liệt.

Câu 3 trang 16 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chú ý những hình ảnh mang tính biểu tượng “Prô-mê-tê bị xiềng”.

Trả lời:

- Thần Dớt đã cho lũ tay sai đóng đanh xiềng Prô-mê-tê vào núi đá

- Sai một con đại bàng ngày ngày tới mổ bụng Prô-mê-tê

- Prô-mê-tê là bất tử

- Ban ngày, buồng gan bị con ác điểu ăn ban đêm nó lại mọc lại như mới

- Prô-mê-tê đã dũng cảm chịu cực hình suốt hàng bao thế kỉ nhưng vẫn không chịu khuất phục Dớt.

Câu 4 trang 17 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chú ý chi tiết Hê-ra-clet giơ lưng ra chống đỡ bầu trời thay cho thần Át-lát.

Trả lời:

Hê-ra-clet nhận lời, ghé vai vào giơ lưng ra chống đỡ bầu trời. Một sức nặng ghê gớm, chưa từng thấy, đè lên vai và lưng người con trai của thần Dớt vĩ đại. Gân cốt trong người chàng như căng ra. Khỏe mạnh như chàng mà khi ghé vai vào chống đỡ cũng loạng choạng, mồ hôi đổ ra như tắm.

Câu 5 trang 17 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clét và thần Át-lát có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Sự thông minh, tài trí của Hê-ra-clét đã chiến thắng sự gian xảo, ý đồ đen tối của thần Át-lát.

Câu 6 trang 18 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Từ hình ảnh nào trong đoạn trích mà ở môn địa lí, các tập bản đồ được gọi là át-lát?

Trả lời:

Từ hình ảnh thần Át-lát trong Thần thoại Hy Lạp mà các tập bản đồ được gọi là át-lát.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 18 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Mỗi phần trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng kể về sự kiện gì? Các đoạn tóm tắt nội dung lược trích cho biết Hê-ra-clét đã phải trải qua những thử thách nào?

Trả lời:

- Nội dung các sự kiện được kể trong văn bản “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” là:

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

- Các đoạn tóm tắt nội dung lược trích cho biết Hê-ra-clét đã phải trải qua những thử thách: Giao chiến với hai cha con thần chiến tranh A-rét, tìm thần Biển Nê-rê để hỏi đường, chiến đấu với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê, chiến đấu với vua Ai Cập - kẻ suýt bắt chàng làm vật hiến tế.

Câu 2 trang 18 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chỉ ra những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích. Ý nghĩa của mỗi chi tiết ấy?

Trả lời:

- Những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích

+ Con rồng trăm đầu không lúc nào ngủ.

+ Sức mạnh bất khả chiến bại của Ăng-tê trong giao đấu mỗi khi chân chạm đất.

+ Buồng gan bất tử của Prô-mê-tê.

+ Hê-ra-clét ghé vai, giơ lưng chống đỡ bầu trời cho thần Át-lát, ….

- Ý nghĩa của những chi tiết này: tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc và đồng thời làm nổi bật lên sức mạnh của Hê-ra-clét.

Câu 3 trang 18 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Nhân vật Hê-ra-clét trong đoạn trích là người như thế nào? Hãy phân tích đặc điểm của nhân vật này qua một số biểu hiện cụ thể.

Trả lời:

Hê-ra-clét thuộc kiểu nhân vật anh hùng, hội tụ vẻ đẹp của sức mạnh và trí tuệ.

+ Năng lực phi thường: hành trình của Hê-ra-clét đi táo vàng phải đối mặt với rất nhiều thử thách và chàng đều giành được chiến thắng: giao đấu với gã khổng lồ Ăng-tê, giải thoát thần Prô-mê-tê, giơ lưng chống đỡ bầu trời thay thần Át-lát.

+ Ý chí nghị lực: đi từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường, băng qua vùng sa mạc nóng như thiêu đốt, …

+ Trí tuệ thông minh: khi giao đấu với thần Ăng-tê và cuộc đấu trí với thần Át-lát, chàng đã nhận ra những âm mưu và nhanh trí đối phó để dành chiến thắng cho mình.

Câu 4 trang 18 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về điều gì? Theo em, ngày nay câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có còn sức hấp dẫn không? Tại sao?

Trả lời:

- Đoạn trích trên phản ánh nhận thức và cách lý giải của cư dân thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên.

- Nếu đồng tình, ngày nay câu chuyện này vẫn còn sức hấp dẫn với người đọc vì chất trí tuệ sâu sắc (những triết lí giàu giá trị hiện thực như con người sẽ thành công và hạnh phúc nếu có đủ ý chí và lòng quyết tâm) và vẻ đẹp của trí tưởng tượng (khiến đời sống tâm hồn phong phú).

- Nếu không đồng tình, ngày nay câu chuyện không còn hấp dẫn vì nó là câu chuyện hoang đường, không có trong thực tế.

Câu 5 trang 18 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chi tiết, hình ảnh nào của văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Hãy vẽ hoặc mô tả bằng lời chi tiết, hình ảnh đó.

Trả lời:

Em có thể vẽ hoặc mô tả bằng lời về 1 chi tiết, hình ảnh bất kì trong văn bản. Ví dụ: hành trình Hê-ra-clét đi từ châu Âu sang châu Á, con rồng La-đông với trăm cái đầu, buồng gan bất tử của Prô-mê-tê, Hê-ra-clét ghé vai giơ lưng chống đội bầu trời.

Ví dụ:

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

(hình ảnh con rồng La-đông trăm đầu)

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

(con đại bàng đến ăn gan của Prô-mê-tê)

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

(Hê-ra-clét ghé vai, giơ lưng chống đội bầu trời)

Câu 6 trang 18 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Từ đoạn trích trên, em hãy giải thích ý nghĩa của những điển tích: Ăng-tê và Đất Mẹ; Prô-mê-tê bị xiềng.

Trả lời:

- Ăng-tê và Đất Mẹ: Đất chính là mẹ của sự sống, mẹ của muôn loài, mẹ đất luôn bao bọc, che chở, truyền sức mạnh cho đứa con của mình.

- Prô-mê-tê bị xiềng: Tinh thần bất khuất như Prô-mê-tê.

Write your answer here

Popular Tags

© 2025 Pitomath. All rights reserved.