
Anonymous
0
0
Lý thuyết Hình bình hành – Toán lớp 8 Cánh diều
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Lý thuyết Toán 8 Bài 4: Hình bình hành - Cánh diều
A. Lý thuyếtHình bình hành
1. Khái niệm
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
2. Tính chất
Trong hình bình hành:
- Các cạnh đối bằng nhau;
- Các góc đối bằng nhau;
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
3. Dấu hiệu nhận biết
- Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là một hình bình hành.
- Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là một hình bình hành.
- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là một hình bình hành.
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là một hình bình hành.
Ví dụ:
Hình a và c là hình bình hành do:
Hình a có các cặp cạnh đối bằng nhau.
Hình b có các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

B. Bài tậpHình bình hành
Bài 1. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh:
a) BE = DF;
b) BE // DF.
Hướng dẫn giải
Vì E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC nên:
và
Mà AD = BC nên AE = CF.
Xét ΔABE và ΔCDF có:
AB = DC
(Vì ABCD là hình bình hành)
AE = CF
Suy ra ΔABE = ΔCDF (c.g.c)
Suy ra BE = DF.
Vậy BE = DF.
b) Xét tứ giác EBFD có: BE = DF và DE = BF
Suy ra tứ giác EBFD là hình bình hành.
Do đó BE // DF.
Bài 2. Cho hình bình hành ABCD, đường chéo BD. Kẻ AH và CK vuông góc với BD lần lượt tại H và K. Chứng minh tứ giác AHCK là hình bình hành.
Hướng dẫn giải
Vì tứ giác ABCD là hình bình hành nên: AD = BC và AD // BC.
Vì AD // BC nên (hai góc so le trong).
Ta có: và . Suy ra: và AH // CK.
Xét ΔAHD và ΔCKB có:
AD = BC (cmt)
Do đó ΔAHD = ΔCKB (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra AH = CK (hai cạnh tương ứng)
Xét tứ giác AHCK có:
AH = CK và AH // CK
Vậy tứ giác AHCK là hình bình hành.