
Anonymous
0
0
Giáo án Công nghệ 10 Bài 16 (Cánh diều 2024): Quy trình trồng trọt
- asked 3 months agoVotes
0Answers
0Views
Giáo án Công nghệ 10 Bài 16 (Cánh diều): Quy trình trồng trọt (4 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
– Mô tả được các bước trong quy trình trồng trọt.
- Tham gia trồng và chăm sóc được một số loại cây trồng phổ biến ở địa phương.
2. Phát triển phẩm chất và năng lực
2.1.Phẩm chất
- Chăm chỉ: chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
- Trách nhiệm: phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.
2.2 . Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: tham khảo SGK và các tài liệu liên quan để thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhómtrao đổi, tranh luận để tìm hiểu bài học.
2.3 Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: nắm được các bước trong quy trình trồng trọt.
- Giao tiếp công nghệ: HS báo cáo kết quả học tập trước lớp.
- Sử dụng công nghệ: thực hành các bước quy trình trồng trọt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị
- Máy tính.
- Dụng cụ học tập: bút chì, tẩy, thước các loại.
2. Học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.
- Phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 46: Quy trình trồng trọt (tiết 1)
1. Ổn định lớp (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Tiến trình
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (5 phút)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dẫn nhập ở đầu bài: Quan sát Hình 16.1và cho biết quy trình trồng trọt gồm các bước nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe yêu cầu của GV và suy nghĩ câu trả lời.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cày, bừa đất(10 phút)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh tham khảo SGK, trả lời câu hỏi:
Câu 1. Cày, bừađất có tác dụng gì đối với cây trồng?
Câu 2. Chọn đất như thế nào để thích hợp với caay trồng nước, cây trồng cạn?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK để trả lời câu hỏi trong 5 phút.
+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Học sinh trình bày kết quả.
+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
1. Làm đất, bón lót1.1. Cày, bừa đất- Dọn sạch cỏ dại và các vật thể cứng trên lớp đất mặt - Làm nhỏ và tơi xốp đất |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về công việc lên luống (13 phút)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi:
+ Trong các loại cây trồngsau đây, cây nào không cân lên luống để trồng: lúa, rau cần ta, cà chua, khoai lang, nhãn, hoa cúc?
+ Em hãy quan sát hai kiểu luống A, B ở Hình 16.2 và cho biết kiểu luống nào thích hợp cho trồng cây trong mùa mưa? Vì sao?