
Anonymous
0
0
Sách bài tập Toán 10 Bài 3 (Cánh diều): Dấu của tam thức bậc hai
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Giải sách bài tập Toán lớp 10 Bài 3: Dấu của tam thức bậc hai - Cánh diều
Giải SBT Toán 10 trang 52 Tập 1
Bài 20 trang 52 SBT Toán 10 Tập 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. x2 – x – 2 > 0 khi và chỉ khi x ∈ (– ∞ ; –1)∪(2 ; +∞).
B. x2 – x – 2 ≤ 0 khi và chỉ khi x ∈ [–1 ; 2].
C. x2 – x – 2 < 0 khi và chỉ khi x ∈ (–1 ; 2).
D. x2 – x – 2 ≥ 0 khi và chỉ khi x ∈ (– ∞; –1)∪(2; +∞).
Lời giải
Đáp án đúng là D
Xét biểu thức f(x) x2 – x – 2 là tam thức bậc hai, có a = 1 > 0 và (– 1)2 – 4.1.(– 2) = 9 > 0.
Do đó tam thức có hai nghiệm phân biệt x1 = – 1 và x2 = 2.
Theo định lí về dấu tam thức bậc hai ta có:
f(x) > 0 khi x ∈ (– ∞ ; –1)∪(2 ; +∞);
f(x) < 0 khi x ∈ (–1 ; 2);
f(x) = 0 khi x = – 1 hoặc x = 2.
Do đó A, B, C đúng còn D sai.
Bài 21 trang 52 SBT Toán 10 Tập 1: Cho hàm số y = f(x) có đồ thị ở Hình 15.
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. f(x) < 0 khi và chỉ khi x ∈ (1 ; 3).
B. f(x) ≤ 0 khi và chỉ khi x ∈ (– ∞; 1]∪[3; +∞).
C. f(x) > 0 khi và chỉ khi x ∈ (1 ; 3).
D. f(x) ≥ 0 khi và chỉ khi x ∈ [1 ; 3].
Lời giải
Đáp án đúng là A
Dựa vào đồ thị hàm số ta nhận thấy:
Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại hai điểm có hoành độ lần lượt là x = 1 và x = 3. Suy ra f(x) = 0 tại x = 1 hoặc x = 3.
Đồ thị hàm số nằm phía trên trục hoành khi x ∈ (1; 3). Suy ra f(x) > 0 khi x ∈ (1; 3).
Đồ thị hàm số nằm phía dưới trục hoành khi x ∈ (– ∞; 1) ∪ (3; +∞). Suy ra f(x) < 0 khi x ∈ (– ∞; 1) ∪ (3; +∞).
Vậy đáp án A sai.
Bài 22 trang 52 SBT Toán 10 Tập 1: Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0). Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. f(x) < 0 với mọi x khi và chỉ khi a < 0 và ∆ ≤ 0.
B. f(x) < 0 với mọi x khi và chỉ khi a < 0 và ∆ < 0.
C. f(x) ≤ 0 với mọi x khi và chỉ khi a > 0 và ∆ < 0.
D. f(x) ≤ 0 với mọi x khi và chỉ khi a > 0 và ∆ ≤ 0.
Lời giải
Đáp án đúng là B
Theo định lí dấu của tam thức bậc hai ta có:
Tam thức bậc hai f(x) < 0 với mọi x khi và chỉ khi a < 0 và ∆ < 0.
Tam thức bậc hai f(x) ≤ 0 với mọi x khi và chỉ khi a < 0 và ∆ ≤ 0.
Tam thức bậc hai f(x) > 0 với mọi x khi và chỉ khi a > 0 và ∆ < 0.
Tam thức bậc hai f(x) ≥ 0 với mọi x khi và chỉ khi a > 0 và ∆ ≤ 0.
Vậy đáp án đúng là B
Bài 23 trang 52 SBT Toán 10 Tập 1: Lập bảng xét dấu với mỗi tam thức bậc hai sau:
Lời giải
a) Xét tam thức bậc hai f(x) = 3x2 – 7x + 4 , có a = 3 > 0 và ∆ = (– 7)2 – 4.3.4 = 1 > 0.
Suy ra tam thức có hai nghiệm phân biệt x = 1 và x = .
Khi đó ta có bảng xét dấu sau:
b) Xét tam thức bậc hai f(x) = 25x2 + 10x + 1, có a = 25 > 0 và ∆ = 102 – 4.25.1 = 0.
Suy ra tam thức có nghiệm kép x = .
Khi đó ta có bảng xét dấu sau:
c) Xét tam thức bậc hai f(x) = 3x2 – 2x + 8, có a = 3 > 0 và ∆ = (– 2)2 – 4.3.8 = – 92 < 0.
Suy ra tam thức vô nghiệm.
Khi đó ta có bảng xét dấu sau:
d) Xét tam thức bậc hai f(x) = – 2x2 + x + 3, có a = – 2 < 0 và ∆ = 12 – 4.(– 2).3 = 25 > 0.
Suy ra tam thức có hai nghiệm phân biệt x = – 1 và x = .
Khi đó ta có bảng xét dấu sau:
e) Xét tam thức bậc hai f(x) = – 3x2 + 6x – 3, có a = – 3 < 0 và ∆ = 62 – 4.(– 3).(– 3) = 0.
Suy ra tam thức có nghiệm kép x = 1.
Khi đó ta có bảng xét dấu sau:
f) Xét tam thức bậc hai f(x) = – 5x2 + 2x – 4, có a = – 5 < 0 và ∆ = 22 – 4.(– 5).(– 4) = – 76 < 0.
Suy ra tam thức vô nghiệm
Khi đó ta có bảng xét dấu sau:
Bài 24 trang 52 SBT Toán 10 Tập 1: Tìm m để tam thức f(x) = – x2 – 2x + m – 12 không dương với mọi x ∈ ℝ.
Lời giải
Tam thức f(x) = – x2 – 2x + m – 12 không dương với mọi x ∈ ℝ nghĩa là f(x) ≤ 0 với mọi x ∈ ℝ.
Xét tam thức f(x) = – x2 – 2x + m – 12, có a = – 1 < 0 và ∆ = (– 2)2 – 4.(– 1)(m – 12) = 4m – 44.
Vì a = – 1 < 0 nên để f(x) ≤ 0 với mọi x ∈ ℝ ⇔ ∆ ≤ 0
⇔ 4m – 44 ≤ 0
⇔ 4m ≤ 44
⇔ m ≤ 11
Vậy với m ≤ 11 thì tam thức f(x) = – x2 – 2x + m – 12 không dương với mọi x ∈ ℝ.
Bài 25 trang 52 SBT Toán 10 Tập 1: Với giá trị nào của tham số m thì hàm số y = có tập xác định là ℝ.
Lời giải
Điều kiện xác định của hàm số đã cho là 2x2 – 5x + 3m – 2 ≥ 0.
Để tập xác định là ℝ thì 2x2 – 5x + 3m – 2 ≥ 0 với mọi x ∈ ℝ.
Xét f(x) = 2x2 – 5x + 3m – 2 là tam thức bậc hai có a = 2 > 0 và ∆ = (– 5)2 – 4.2.(3m – 2) = 41 – 24m.
Để f(x) > 0 với mọi x ∈ ℝ thì a > 0 và ∆ < 0
Vì a = 2 > 0 là luôn đúng nên chỉ cần ∆ < 0 ⇔ 41 – 24m < 0 ⇔ – 24m < – 41 ⇔ m > .
Vậy với m > thì hàm số y = có tập xác định là ℝ.
Bài 26 trang 52 SBT Toán 10 Tập 1: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số có tập xác định là ℝ.
Lời giải
Điều kiện xác định của hàm số là x2 – 4x + 6m – 1 > 0.
Để tập xác định là ℝ thì x2 – 4x + 6m – 1 > 0 với mọi x ∈ ℝ.
Xét f(x) = x2 – 4x + 6m – 1, có a = 1 > 0 và ∆ = (– 4)2 – 4.1.(6m – 1) = 20 – 24m.
Vì a > 0 nên để f(x) > 0 thì ∆ < 0 ⇔ 20 – 24m < 0 ⇔ – 24m < – 20 ⇔ m > .
Vậy với m > thì hàm số có tập xác định là ℝ.
Bài 27 trang 52 SBT Toán 10 Tập 1: Bộ phận nghiên cứu thị trường của một xí nghiệp xác định tổng chi phí để sản xuất Q sản phẩm là Q2 + 200Q + 180 000 (nghìn đồng). Giả sử giá mỗi sản phẩm bán ra thị trường là 1 300 nghìn đồng.
Lời giải
a) Doanh thu khi bán Q sản phẩm là: 1 300.Q (nghìn đồng).
Lợi nhuận xí nghiệp thu được khi bán hết Q sản phẩm đó là:
1 300.Q – (Q2 + 200Q + 180 000) = –Q2 + 1 100Q – 180 000 (nghìn đồng).
Vậy lợi nhuận xí nghiệp thu được khi bán hết Q sản phẩm là –Q2 + 1 100Q – 180 000 nghìn đồng.
b) Để xí nghiệp không bị lỗ thì lợi nhuận thu được phải lớn hơn hoặc bằng 0 hay
–Q2 + 1 100Q – 180 000 ≥ 0
Xét tam thức bậc hai –Q2 + 1 100Q – 180 000, có a = – 1 và ∆ = 1 1002 – 4.(– 1).(– 180 000) = 490 000 > 0.
Do đó tam thức có hai nghiệm phân biệt Q1 = 900 và Q2 = 200.
Áp dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai, ta có:
–Q2 + 1 100Q – 180 000 ≥ 0 thì Q ∈ [200; 900];
Vậy xí nghiệp cần sản xuất từ ít nhất 200 đến 900 sản phẩm để không bị lỗ.