Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương - Ngữ văn 11 Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương (mẫu 1) Bài thơ vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời là tâm sự của ông trước tình cảnh đất nước. Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương (mẫu 2) Bài thơ Vịnh khoa thi Hương được tác giả miêu tả chi tiết về khoa thi Hương. Đầu tiên là giới thiệu về kì thi, tiếp theo tác giả miêu tả cảnh tượng khi đi thi của sĩ tử của quan trường, những ông to bà lớn đến trường thi. Cuối cùng là thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi.Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương (mẫu 3) Bài thơ Vịnh khoa thi Hương với khung cảnh trường thi được vẽ ra trước mắt. Sĩ tử đến thi lôi thôi vai đeo lọ, quan trường hậm họe miệng thét loa, lọng cắm rợp trời, mụ đầm xuất hiện. Tác giả thể hiện thái độ châm biếm, chế độ thi cử nước ta lúc đương thời. Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương (mẫu 4) Ba năm có một khoa thi Hương . Hình ảnh sĩ tử lôi thôi, vai đeo lọ với dáng vẻ nhếch nhác. Quan trường ậm ọe, miệng thét loa, ra oai, nạt nộ. Sự láo nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi. Hình ảnh quan sứ là viên quan người Pháp đứng đầu bộ máy cái trị của tỉnh Nam Định được tiếp đón trọng thể. Mụ đầm, vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà. Sự
Soạn bài Chạy giặc - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “ Chạy giặc” ngắn gọn: Phần đọc - hiểu văn bản Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): * Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược: - Cảnh chợ hoang tàn thể hiện một hiện thực khốc liệt của cuộc sống. - Sự bị động của nhân dân, của triều đình phong kiến trước sự xâm lược của kẻ thù - Tác giả đã sử dụng ngòi bút tả thực để vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội khi giặc Pháp xâm lược. Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Tâm trạng, tình cảm của tác giả trong cảnh thực dân Pháp xâm lược: - Bàng hoàng, thảng thốt, ngơ ngác trước tai họa xâm lăng. - Đau đớn, thương xót trước thảm cảnh nước mất nhà tan. - Căm hận lũ cướp nước và bán nước. Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Thái độ của nhà thơ thể hiện qua câu hỏi tu từ đầy trăn trở trong hai câu kết: - Nỗi oán hận triều đình và tiếng kêu cứu của người dân chạy giặc. - Sự bất lực và đau đớn của tác giả.
Tóm tắt Lưu biệt khi xuất dương - Ngữ văn 11 Bài giảng Ngữ Văn 11 Lưu biệt khi xuất dương Tóm tắt Lưu biệt khi xuất dương (mẫu 1) Lưu biệt khi xuất dương khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX trên con đường tìm đường cứu nước. Tóm tắt Lưu biệt khi xuất dương (mẫu 2) Lưu biệt khi xuất dương khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. Tóm tắt Lưu biệt khi xuất dương (mẫu 3) Tác giả khẳng định chí làm trai của trang nam nhi, sự cần thiết phải có bản thân trong cuộc đời, khát vọng ra đi tìm đường cứu nước. Hình ảnh ra đi đầy lãng mạn thể hiện nhiệt huyết tuổi trẻ và lí tưởng nam nhi trong hoàn cảnh nước mất nhà tan. Tóm tắt Lưu biệt khi xuất dương (mẫu 4) Làm người con trai phải lập nên sự nghiệp lớn, không chịu bó buộc chi phối bởi số mệnh. Tác giả khẳng định trong trời đất cần có sự xuất hiện của bản thân, đặc biệt trong hoàn cảnh nước đã mất. Đồng t
Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng” ngắn gọn: Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): a. Từ “lá” dùng theo nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cây, thường dẹt, mọc ra từ cành, thực hiện chức năng quang hợp. b. - Lá gan, lá phổi, lá lách: nghĩa chuyển, chỉ những bộ phận cơ thể người có hình dạng giống chiếc lá, thực hiện một số chức năng nhất định của cơ thể. - Lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài: nghĩa chuyển, chỉ những sự vật mỏng, dẹt. - Lá cờ, lá buồm: nghĩa chuyển, chỉ sự vật mỏng, được treo gắn vào một vật khác (thường là cột). - Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: nghĩa chuyển, chỉ những vật mỏng, được làm từ tre, nứa. - Lá tôn, lá đồng, lá vàng,…: nghĩa chuyển, chỉ những sự vật đã được cán mỏng, dẹt từ kim loại. Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): + Đầu: Đầu hắn rất toan tính. + Óc: Bộ óc siêu trí tuệ + Chân: Mai được một chân vào công ty truyền thông. + Miệng: Cái miệng nhiều lời, vô duyên này luôn khiến người khác khó chịu.
Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Phần đọc - hiểu văn bản Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1) a. Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây Các nhân tố tạo điều kiện: + Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ + Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển - Quá trình hiện đại hóa của văn học diễn ra: + Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX tới năm 1920) + Giai đoạn thứ hai ( 1920 – 1930) + Giai đoạn thứ ba (1930- 1945) ⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học b. Sự phân hóa phức tạp của nền văn học Việt Nam từ đầu TKXX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hoá phức tạp thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển. - Những điểm khác nhau của 2 dòng văn học đó là:
Soạn bài Thao tác lập luận so sánh - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Thao tác lập luận so sánh” ngắn gọn: I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Đối tượng so sánh là bài văn Chiêu hồn, đối tượng được so sánh là chinh phụ ngâm, cung oán ngâm… Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Giống nhau: + Đều nói về những nỗi đau xót xa của những người phụ nữ - Khác nhau: + Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm: bàn đến một lớp người (người phụ nữ, người cung nữ, …) + Truyện Kiều: nói đến một xã hội với nhiều kiểu người có tính cách khác nhau. Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Mục đích trong đoạn trích: Diễn tả nỗi đau đớn của con người, mục đích là nhằm tố cáo chiến tranh, và xót thương cho những số phận có số phận bất hạnh và chịu nhiều đau đớn. Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Thao tác lập luận so sánh nhằm làm nổi bật đối tượng cần so sánh. Làm rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác và tăng tính thuyết phục cho văn bản<
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm” ngắn gọn: Phần đọc - hiểu văn bản Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Phần 1 (Lung khởi): Từ “Hỡi ôi…” đến “tiếng vang như mõ”: Khái quát bối cảnh lịch sử và đề cao ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ nông dân. - Phần 4 (Kết): Phần còn lại là những dòng viết ca ngợi sự bất tử của những nghĩa sĩ nông dân. Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ: + Trong cuộc sống bình thường: cui cút làm ăn với đồng ruộng. => Cuộc sống nghèo khó, vất vả lao động, chất phác, chăm chỉ. + Khi có giặc ngoại xâm: dũng cảm chiến đấu => Hình ảnh đẹp đẽ, lớn lao, cao cả. - Giá trị nghệ thuật: + Nhân vật được khắc họa trên hai bình diện đối lập, trái ngược nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho việc xây dựng nhân vật. + Từ ngữ rất đỗi chân thực, mộc mạc nhưng đậm đà màu sắc Nam Bộ. + Bút pháp trữ tình kết hợp nhuần nhuyễn với tự sự, đậm đặc các yếu tố miêu tả.
Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng - Ngữ văn 11 Bài giảng Ngữ Văn 11 Bài ca ngất ngưởng Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng (mẫu 1) Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế. Nhưng dù ngất ngưởng nhưng ông vẫn được khâm phục với lối sống đó. Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng (mẫu 2) Bài ca ngất ngưởng cho thấy lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế. Ông dám thể hiện cái tôi cá tính của mình một cách mạnh mẽ. Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng (mẫu 3) Nguyễn Công Trứ với lối sống ngất ngưởng, tự nhận trong vũ trụ mọi việc đều là phận sự của ta. Là một người văn võ toàn tài. Ngất ngưởng cả khi còn đương chức ở triều đình và khi đã về hưu. Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng (mẫu 4) Nguyễn Công Trứ với lối sống ngất ngưởng, tự nhận trong vũ trụ mọi việc đều là phận sự của ta. Là một người văn võ toàn tài. Từ tài thao lược đến tài văn chương, từng giữ nhiều chức lớn ở triều đình. Ngất ngưởng cả khi còn đương chức ở triều đình và khi đã về hưu. Khi về hưu cưỡi bò vàng đeo đạc ngựa đi khắp chốn, lên núi
Tóm tắt Khóc Dương Khuê - Ngữ văn 11 Tóm tắt Khóc Dương Khuê (mẫu 1) Bài thơ Khóc Dương Khuê là tiếng khóc bạn chân thành, xót xa, nuối tiếc của nhà thơ. Qua đây thấy được tình bạn trong sáng, cao đẹp của Nguyễn Khuyến. Tóm tắt Khóc Dương Khuê (mẫu 2) Nghe tin Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến làm bài thơ này để tưởng nhớ bạn. Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm cùng bạn trải qua trong những năm tháng cũ, thể hiện tấm lòng xót thương trước sự ra đi của bạn. Tóm tắt Khóc Dương Khuê (mẫu 3) Nguyễn Khuyến làm bài thơ này để tưởng nhớ sự ra đi của Dương Khuê. Hai người là bạn thân, bạn tri âm từ thuở đăng khoa. Hai người thi đỗ cùng nhau, Dương Khuê ra làm quan còn Nguyễn Khuyến về quê nhưng tình bạn của hai người vẫn gắn bó cho đến lúc gà. Đó là tình bạn già keo sơn. Tóm tắt Khóc Dương Khuê (mẫu 4) Nguyễn Khuyến làm bài thơ này để tưởng nhớ sự ra đi của Dương Khuê. Ông nhớ tới thuở thi đỗ cùng nhau, Dương Khuê ra làm quan còn Nguyễn Khuyến về quê nhưng tình bạn của hai người vẫn khăng khít. Muốn đi thăm bạn nhưng tuổi già không cho phép. Nay Dương Khuê vội đi trước, chợt nghe Nguyễn Khuyến rụng rời tay chân. Nhà thơ boàng hoàng trước sự ra đi của bạn, Nhà thơ thể hiện tấm lòng xót thương vô hạn trước sự ra đi
Tóm tắt Tinh thần thể dục - Ngữ văn 11 Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 1) Truyện ngắn Tinh thần thể dục vạch rõ tính chất bịp bợm của phong trào thể dục thể thao đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên. Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 2) Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng phải tập trung để lên sân vận động để xem bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục. Lí dịch bắt ép được chín mươi tư người đi. Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 3) Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng phải tập trung để lên sân vận động để xem bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Người trốn chạy, người lo lót, người van xin để không phải đi. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục. . Cuối cùng lí dịch cũng bắt ép được chín mươi tư người đi xem bóng đá. Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 4) Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 5) Tinh thần thể dục là một truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Quan trên sức giấy xuố
Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)” ngắn gọn: Luyện tập Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Từ “nách” trong câu thơ của Nguyễn Du là để chỉ vị trí tiếp giáp giữa hai bức tường của hai nhà gần nhau, tăng sức gợi hình và người đọc có thể hình dung khoảng cách giữa hai nhà chỉ gần trong gang tấc. - Nếu thay thế từ nách bằng từ vách hay tường thì câu thơ sẽ mất đi giá trị, mất đi cái hay của nó. Từ “nách” trong câu thơ được sử dụng với nghĩa chuyển theo cách ẩn dụ. Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Từ “xuân” trong “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”: chỉ thời gian chảy trôi, vừa chỉ tuổi xuân của người phụ nữ. - Từ “xuân” trong “Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”: chỉ người con gái đẹp, cụ thể là Thúy Kiều. - Từ “xuân” trong “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”: xuân biểu tượng cho những câu chuyện đẹp giữa bạn bè tri kỉ. - Từ “xuân” trong “Mùa xuân là Tết trồng cây”: chỉ mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm. Từ “xuân” trong “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”: xuân chỉ sức sống, sự phát triển mạnh mẽ. Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Từ “m