Soạn bài Tự Tình - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Tự tình” ngắn gọn: Phần đọc - hiểu văn bản Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng: + Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh. + Sự cô độc “trơ cái hồng nhan”. + Hoàn cảnh lẻ loi. Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và câu 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận: + Sự bức bối trong tâm trạng cùng khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do. Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả: + Tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhà thơ. + Sư cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, tình duyên không trọn vẹn đủ đầy. Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương:
Tóm tắt Chí Phèo - Ngữ văn 11 Bài giảng Ngữ Văn 11 Chí Phèo - Tác phẩm Tóm tắt Chí Phèo (mẫu 1) Chí Phèo mồ côi, lớn lên đi làm canh điền, bị bá Kiến đẩy vào tù. Ra tù, Chí tìm đến cụ bá ăn vạ, trở thành tay sai. Chí bị Thị Nở từ chối, xách dao đâm bá Kiến rồi tự sát. Tóm tắt Chí Phèo (mẫu 2) Chí Phèo mồ côi, lớn lên đi làm canh điền, bị bá Kiến ghen đẩy vào tù. Ra tù, Chí tìm đến cụ bá ăn vạ, trở thành tay sai đắc lực cho cụ. Chí muốn kết duyên nhưng Thị Nở từ chối. Chí uống rượu, xách dao đâm bá Kiến rồi tự sát. Tóm tắt Chí Phèo (mẫu 3) Truyện kể về Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, làm canh điền cho nhà bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Chí Phèo đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, trở thành tay sai cho Bá Kiến gây bao tội ác cho dân làng. Sau đó Chí Phèo gặp thị Nở, Chí Phèo mong muốn thị Nở giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được vì thị Nở cự tuyệt. Chí Phèo uống rượu và cầm dao đến nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Tóm tắt Chí Phèo (mẫu 4) Ở làng Vũ Đại có thằng Chí Phèo nổi tiếng là hay ăn vạ, đi đâm t
Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận - Ngữ văn 11 A. Soạn bài phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận ngắn gọn: I. Phân tích đề Câu hỏi 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Đề số 1 có tính định hướng cụ thể, còn đề 2 và 3 là đề mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng triển khai. Câu hỏi 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề: - Đề 1: Vấn đề chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. - Đề 2: Làm rõ tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II. - Đề 3: Vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Câu hỏi 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Phạm vi dẫn chứng bài viết của các bài: - Đề 1: Vấn đề có liên quan đến đời sống xã hội nên dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu. - Đề 2: Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương nên dẫn chứng văn học là chủ yếu. - Đề 3: Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “Thu điếu” nên dẫn chứng văn học là chủ yếu (thơ Nguyễn Khuyến). II. Lập dàn
Tóm tắt Thương vợ - Ngữ văn 11 Bài giảng Ngữ Văn 11 Thương Vợ Tóm tắt Thương vợ (mẫu 1) Bài thơ Thương vợ hiện lên hình ảnh bà Tú và tình cảm thương yêu, quý trọng người vợ của nhà thơ. Tóm tắt Thương vợ (mẫu 2) Hình ảnh bà Tú tần tảo, giàu đức hi sinh và tình cảm thương yêu, quý trọng người vợ cũng những tâm sự của Tế Xương. Tóm tắt Thương vợ (mẫu 3) Hình ảnh bà Tú tần tảo quanh năm để nuôi năm con và một chồng. Cuộc sống lao động vất vả nắng mưa nhưng không hề kêu than. Nhà thơ tự nhận mình hờ hững để bà có chồng cũng như không. Tóm tắt Thương vợ (mẫu 4) Bài thơ hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo buôn bán quanh năm. Gánh nặng trên đôi vai bà là nuôi năm con và một chồng. Cảnh đi sớm về khuya, cuộc sống lao động vất vả nắng mưa. Đó là đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam. Nhà thơ tự nhận mình hờ hững để bà có chồng cũng như không. Tóm tắt Thương vợ (mẫu 5) Bài thơ hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo buôn bán quanh năm. Gánh nặng trên đôi vai bà là nuôi năm con và
Soạn bài Thương vợ - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Thương vợ” ngắn gọn: Phần đọc - hiểu văn bản Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): *Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu: - Người phụ nữ tần tảo, chịu thương, chịu khó. - Công việc vất vả quanh năm. Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - “Nuôi đủ năm con với một chồng”. => Đức tính chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con. - “Năm nắng mười mưa dám quản công” có hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả. Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Lời chửi trong hai câu cuối là lời của nhà thơ Tú Xương - Tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của mình. - Phê phán xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): * Nỗi lòng của nhà thơ: - Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình - Tự trách mình là một n
Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học” ngắn gọn: I. Hướng dẫn chung - Đọc lại các văn bản và bài học ở phần văn học để nắm được giá trị nội dung. - Ôn tập lại các kĩ năng II. Gợi ý một số đề bài. Đề 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh Dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu về tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích tiêu biểu. - Khái quát giá trị hiện thực đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”. * Thân bài: 1. Giải thích giá trị hiện thực là gì? - Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo của tác giả mà hiện thực đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau. 2. Giá trị hiện thực được biểu hiện trong đoạn trích a. Bức tranh hiện thực về quang cảnh nơi phủ chúa: => vô cùng xa hoa, giàu sang (dẫn chứng)
Soạn bài Trả bài tập làm văn số 1 - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Trả bài tập làm văn số 1” ngắn gọn: 1. Phân tích đề - Xem lại bài của mình theo các tiêu chí trong sách giáo khoa. 2. Rút kinh nghiệm chung về bài viết - Lắng nghe nhận xét. - Ghi lại những ý kiến của thầy cô. 3. Đọc kĩ nhận xét của thầy giáo. Cô giáo để thấy được ưu điểm và hạn chế trong bài viết của mình. 4. Với bài chưa đạt yêu cầu cần làm lại. 5. Tự đánh giá bài làm của mình. + Bài làm văn đã đúng chủ đề, thể loại chưa. + Bố cục bài văn đã hợp lí chưa. + Mỗi đoạn văn đã diễn đạt trọn vẹn nội dung hay còn lan man. + Các phương tiện liên kết đoạn văn, liên kết câu có được sử dụng tốt không. + Sửa lỗi chính tả (nếu có).
Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)” ngắn gọn: Luyện tập Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Từ “nách” trong câu thơ của Nguyễn Du là để chỉ vị trí tiếp giáp giữa hai bức tường của hai nhà gần nhau, tăng sức gợi hình và người đọc có thể hình dung khoảng cách giữa hai nhà chỉ gần trong gang tấc. - Nếu thay thế từ nách bằng từ vách hay tường thì câu thơ sẽ mất đi giá trị, mất đi cái hay của nó. Từ “nách” trong câu thơ được sử dụng với nghĩa chuyển theo cách ẩn dụ. Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Từ “xuân” trong “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”: chỉ thời gian chảy trôi, vừa chỉ tuổi xuân của người phụ nữ. - Từ “xuân” trong “Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”: chỉ người con gái đẹp, cụ thể là Thúy Kiều. - Từ “xuân” trong “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”: xuân biểu tượng cho những câu chuyện đẹp giữa bạn bè tri kỉ. - Từ “xuân” trong “Mùa xuân là Tết trồng cây”: chỉ mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm. Từ “xuân” trong “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”: xuân chỉ sức sống, sự phát triển mạnh mẽ. Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Từ “m
Tóm tắt Vi hành - Ngữ văn 11 Tóm tắt Vi hành (mẫu 1) Tác phẩm Vi hành tập trung đả kích vua bù nhìn Khải Định khi y sang Pháp dựu cuộc thi đấu xảo thuộc địa ở Mác-xây. Tóm tắt Vi hành (mẫu 2) Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp tưởng tác giả là Khải Định. Họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Người kể chuyện bình luận về cuộc Vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước. Tóm tắt Vi hành (mẫu 3) Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi, người kể chuyện, là một người An Nam nên tưởng đó là Khải Định. Họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pie, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc Vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước. Tóm tắt Vi hành (mẫu 4) Trên một chuyến tàu tác giả ngồi gần một đôi thanh niên n
Tóm tắt Khóc Dương Khuê - Ngữ văn 11 Tóm tắt Khóc Dương Khuê (mẫu 1) Bài thơ Khóc Dương Khuê là tiếng khóc bạn chân thành, xót xa, nuối tiếc của nhà thơ. Qua đây thấy được tình bạn trong sáng, cao đẹp của Nguyễn Khuyến. Tóm tắt Khóc Dương Khuê (mẫu 2) Nghe tin Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến làm bài thơ này để tưởng nhớ bạn. Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm cùng bạn trải qua trong những năm tháng cũ, thể hiện tấm lòng xót thương trước sự ra đi của bạn. Tóm tắt Khóc Dương Khuê (mẫu 3) Nguyễn Khuyến làm bài thơ này để tưởng nhớ sự ra đi của Dương Khuê. Hai người là bạn thân, bạn tri âm từ thuở đăng khoa. Hai người thi đỗ cùng nhau, Dương Khuê ra làm quan còn Nguyễn Khuyến về quê nhưng tình bạn của hai người vẫn gắn bó cho đến lúc gà. Đó là tình bạn già keo sơn. Tóm tắt Khóc Dương Khuê (mẫu 4) Nguyễn Khuyến làm bài thơ này để tưởng nhớ sự ra đi của Dương Khuê. Ông nhớ tới thuở thi đỗ cùng nhau, Dương Khuê ra làm quan còn Nguyễn Khuyến về quê nhưng tình bạn của hai người vẫn khăng khít. Muốn đi thăm bạn nhưng tuổi già không cho phép. Nay Dương Khuê vội đi trước, chợt nghe Nguyễn Khuyến rụng rời tay chân. Nhà thơ boàng hoàng trước sự ra đi của bạn, Nhà thơ thể hiện tấm lòng xót thương vô hạn trước sự ra đi
Tóm tắt Tinh thần thể dục - Ngữ văn 11 Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 1) Truyện ngắn Tinh thần thể dục vạch rõ tính chất bịp bợm của phong trào thể dục thể thao đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên. Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 2) Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng phải tập trung để lên sân vận động để xem bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục. Lí dịch bắt ép được chín mươi tư người đi. Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 3) Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng phải tập trung để lên sân vận động để xem bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Người trốn chạy, người lo lót, người van xin để không phải đi. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục. . Cuối cùng lí dịch cũng bắt ép được chín mươi tư người đi xem bóng đá. Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 4) Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 5) Tinh thần thể dục là một truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Quan trên sức giấy xuố