
Anonymous
0
0
Soạn bài Thương vợ hay, ngắn gọn
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Soạn bài Thương vợ - Ngữ văn 11
A. Soạn bài “Thương vợ” ngắn gọn:
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
*Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu:
- Người phụ nữ tần tảo, chịu thương, chịu khó.
- Công việc vất vả quanh năm.
Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
- “Nuôi đủ năm con với một chồng”. => Đức tính chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con.
- “Năm nắng mười mưa dám quản công” có hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả.
Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
- Lời chửi trong hai câu cuối là lời của nhà thơ Tú Xương
- Tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của mình.
- Phê phán xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.
Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
* Nỗi lòng của nhà thơ:
- Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình
- Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”
Phần luyện tập
Câu hỏi (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương thể hiện ở việc sử dụng hình ảnh “thân cò” quen thuộc trong ca dao mang nhiều ý nghĩa.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Thương vợ”:
I. Tác giả
a. Cuộc đời
- Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Ông sinh và lớn lên trong bối cảnh sục sôi và bi thương, giai đoạn giao thời giữa lúc xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến, chiến tranh triền miên.
b. Sự nghiệp văn học
- Phong cách nghệ thuật: chủ yếu viết thơ trữ tình và trào phúng
- Tác phẩm tiêu biểu: có khoảng 100 bài chủ yếu là thơ Nôm và gồm nhiều thể thơ và một số bài văn tế, phú câu đối…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.
2. Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật
3. Bố cục:
+ 6 câu thơ đầu: Hình ảnh bà Tú
+ 2 câu cuối: Nỗi lòng của tác giả
4. Giá trị nội dung:
- Xây dựng thành công hình ảnh của bà Tú - một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh.
- Tình thương yêu, quý trọng người vợ.
- Sự bất lực của người trí sĩ đương thời trước dòng đời nổi trôi và xã hội quan liêu thối nát
5. Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bình dị, tự nhiên và giàu sức biểu cảm; cảm xúc chân thành tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương.
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò và cách nói của văn học dân gian
Bài giảng Ngữ văn 11 Thương vợ