Tóm tắt Đây thôn Vĩ Dạ - Ngữ văn 11 Bài giảng Ngữ Văn 11 Đây thôn Vĩ Dạ Tóm tắt Đây thôn Vĩ Dạ (mẫu 1) Bài thơ là bức tranh phong cảnh và tâm cảnh của tác giả. Ẩn sau là niềm khát khao sống và khát khao tình người. Tóm tắt Đây thôn Vĩ Dạ (mẫu 2) Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. Tóm tắt Đây thôn Vĩ Dạ (mẫu 3) Bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người. Tóm tắt Đây thôn Vĩ Dạ (mẫu 4) Bài thơ được mở đầu bằng câu hỏi hay chính là lời mời gọi trở về thăm lại thôn Vĩ. Thôn Vĩ hiện lên với thiên nhiên tươi đẹp Con người hiện lên thật thà đáng mến. Cảnh và người tạo nên bức tranh thôn Vĩ hài hòa, thơ mộng. Đoạn hai thiên nhiên hiện lên trong cảnh chia lìa. Thiên nhiên góp phần diễn tả tâm trạng của nhà thơ, ẩn sau là niềm khát khao sống và khát khao tình người.
Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Ôn tập văn học trung đại Việt Nam” ngắn gọn: I. Nội dung Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Đề ra những chủ trương, cải cách để xây dựng đất nước. - Yêu mến cảnh sắc của quê hương đất nước. - Yêu nước lấy thương dân, từ bi làm gốc. - Lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc - Chiến đấu, hi sinh để bảo vệ đất nước, nỗi căm tức trước kẻ thù xâm lược. - Đau đáu, trăn trở trước sự nhố nhăng, ô hợp, đánh mất đi những giá trị truyền thống. + Phân tích biểu hiện: - Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh): Ca ngợi cảnh đẹp quê hương. - Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu): Sự oán giận, căm thù kẻ xâm lược. - Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ): tác giả đề ra những cải cách, thay đổi để thiết lập một xã hội nghiêm minh, công bằng, chí công vô tư. Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới : + Văn học hướng vào quyền sống của con người. + Khẳng định quyền sống của con n
Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “ Phần đọc - hiểu văn bản Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Ý nghĩa nhan đề: - Hạnh phúc: Là niềm vui của con người khi đạt được những ước nguyện trong cuộc sống. - Tang gia: Là lúc mọi người buồn đau khôn xiết khi người thân ra đi mãi mãi. => Nhan đề của đoạn trích phản ánh một hiện tượng đối nghịch. Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 11 a. Khi gia đình cụ cố Hồng có tang mà cái đại gia đình ấy lại "hạnh phúc". Nguyên cớ của tấn bi hài kịch. - Cụ cố tổ qua đời cũng đồng nghĩa với việc tờ di chúc của cụ đã tới lúc được thực thi. - Tình huống này đã làm bộc lộ bao nhiêu mâu thuẫn trào phúng khác đủ loại và làm đậm nét hàng loạt chân dung hài hước. b. Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình cụ cố tổ. - Cụ cố Hồng: + Tuy 50 tuổi nhưng lâu nay chỉ mơ ước được gọi là cụ cố. + Lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu máo
Soạn bài Thao tác lập luận so sánh - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Thao tác lập luận so sánh” ngắn gọn: I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Đối tượng so sánh là bài văn Chiêu hồn, đối tượng được so sánh là chinh phụ ngâm, cung oán ngâm… Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Giống nhau: + Đều nói về những nỗi đau xót xa của những người phụ nữ - Khác nhau: + Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm: bàn đến một lớp người (người phụ nữ, người cung nữ, …) + Truyện Kiều: nói đến một xã hội với nhiều kiểu người có tính cách khác nhau. Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Mục đích trong đoạn trích: Diễn tả nỗi đau đớn của con người, mục đích là nhằm tố cáo chiến tranh, và xót thương cho những số phận có số phận bất hạnh và chịu nhiều đau đớn. Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Thao tác lập luận so sánh nhằm làm nổi bật đối tượng cần so sánh. Làm rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác và tăng tính thuyết phục cho văn bản<
Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Một số thể loại văn học: truyện, thơ” ngắn gọn: I. Hướng dẫn học bài Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức ( cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm ). - Hình thức tổ chức tác phẩm văn học được xác định trong loại và thể. Loại là phương thức tồn tại chung. Thể là sự hiện thực hóa của loại. Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): + Đặc trưng của thơ - Thơ là thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống, những liên tưởng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình. - Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. + Phân theo nội dung biểu hiện có: - Thơ trữ tình - Thơ tự sự - Thơ trào phúng + Phân theo cách thức tổ chức bài thơ có - Thơ lách luật - Thơ tự do - Thơ văn xuôi - Yêu cầu về đọc
Soạn bài Trả bài tập làm văn số 3 - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Trả bài tập làm văn số 3” ngắn gọn: - Tham khải tiết Trả bài làm văn số 1, đặc biệt chú ý việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận - Cùng cả lớp tham gia phân tích, xác định yêu cầu của đề bài và lập dàn ý. - Luyện tập thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận. - Tự đánh giá bài làm của mình: + Bài làm văn đã đúng chủ đề, thể loại chưa. + Bố cục bài văn đã hợp lí chưa. + Mỗi đoạn văn đã diễn đạt trọn vẹn nội dung hay còn lan man. + Các phương tiện liên kết đoạn văn, liên kết câu có được sử dụng tốt không. + Sửa lỗi chính tả (nếu có). - Chú ý lời nhận xét của thầy cô về bài làm văn của mình. Tham khảo bài văn của các bạn để tự rút kinh nghiệm.
Soạn bài Hai đứa trẻ - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Hai đứa trẻ” ngắn gọn: Phần đọc - hiểu văn bản Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 11 Không gian và thời gian được miêu tả trong truyện: + Buổi chiều tà (phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn + Nền thiên nhiên của ngày tàn, đời sống phố huyện nghèo thu hẹp dần không gian + Quang cảnh phố huyện nghèo đói, nhỏ bé, phiên chợ tàn, góc chợ đơn xơ lụp xụp Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 11 Cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện: - Hai chị em Liên với sạp hàng con con - Mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng nước nhưng cũng chẳng "ăn thua gì". - Bà cụ Thi: cất lên tiếng cười duy nhất trong truyện nhưng lại "hơi điên" và uống rượu. - Những đứa trẻ nghèo: nhặt nhạnh những gì còn sót lại ở khu chợ nghèo.
Tóm tắt Từ ấy - Ngữ văn 11 Bài giảng Ngữ Văn 11 Từ Ấy Tóm tắt Từ ấy (mẫu 1) Niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản. Từ đây nhà thơ nguyện cống hiến hết mình cho Tổ quốc cho dân tộc. Tóm tắt Từ ấy (mẫu 2) Bài thơ Từ ấy là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng. Niềm vui sướng, tự hào khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tác dụng kì diệu của lí tưởng tới cuộc đời nhà thơ. Tóm tắt Từ ấy (mẫu 3) Từ ấy chính là từ dấu mốc Tố Hữu được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Nhà thơ như bắt gặp được chân lí của cuộc đời mình, nhà thơ cất tiếng reo ca. Cũng kể từ đây nhà thơ ý thức được trách nhiệm của mình khi là người con của cách mạng, nguyện cống hiến hết mình cho Tổ quốc cho dân tộc. Tóm tắt Từ ấy (mẫu 4) Bài thơ đánh dấu mốc Tố Hữu bước vào hàng ngũ của Đảng, nhà thơ coi ánh sáng sáng của Đảng như chân lí soi chiếu, dẫn đường cho cuộc đời mình. Ông cất tiếng reo vui với cuộc đời, nguyện từ nay gắn bó với mọi người, với quần chúng nhân dân để tạo nên sức mạnh đoàn kết toà
Tóm tắt Khóc Dương Khuê - Ngữ văn 11 Tóm tắt Khóc Dương Khuê (mẫu 1) Bài thơ Khóc Dương Khuê là tiếng khóc bạn chân thành, xót xa, nuối tiếc của nhà thơ. Qua đây thấy được tình bạn trong sáng, cao đẹp của Nguyễn Khuyến. Tóm tắt Khóc Dương Khuê (mẫu 2) Nghe tin Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến làm bài thơ này để tưởng nhớ bạn. Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm cùng bạn trải qua trong những năm tháng cũ, thể hiện tấm lòng xót thương trước sự ra đi của bạn. Tóm tắt Khóc Dương Khuê (mẫu 3) Nguyễn Khuyến làm bài thơ này để tưởng nhớ sự ra đi của Dương Khuê. Hai người là bạn thân, bạn tri âm từ thuở đăng khoa. Hai người thi đỗ cùng nhau, Dương Khuê ra làm quan còn Nguyễn Khuyến về quê nhưng tình bạn của hai người vẫn gắn bó cho đến lúc gà. Đó là tình bạn già keo sơn. Tóm tắt Khóc Dương Khuê (mẫu 4) Nguyễn Khuyến làm bài thơ này để tưởng nhớ sự ra đi của Dương Khuê. Ông nhớ tới thuở thi đỗ cùng nhau, Dương Khuê ra làm quan còn Nguyễn Khuyến về quê nhưng tình bạn của hai người vẫn khăng khít. Muốn đi thăm bạn nhưng tuổi già không cho phép. Nay Dương Khuê vội đi trước, chợt nghe Nguyễn Khuyến rụng rời tay chân. Nhà thơ boàng hoàng trước sự ra đi của bạn, Nhà thơ thể hiện tấm lòng xót thương vô hạn trước sự ra đi
Tóm tắt Tinh thần thể dục - Ngữ văn 11 Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 1) Truyện ngắn Tinh thần thể dục vạch rõ tính chất bịp bợm của phong trào thể dục thể thao đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên. Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 2) Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng phải tập trung để lên sân vận động để xem bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục. Lí dịch bắt ép được chín mươi tư người đi. Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 3) Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng phải tập trung để lên sân vận động để xem bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Người trốn chạy, người lo lót, người van xin để không phải đi. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục. . Cuối cùng lí dịch cũng bắt ép được chín mươi tư người đi xem bóng đá. Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 4) Tóm tắt Tinh thần thể dục (mẫu 5) Tinh thần thể dục là một truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Quan trên sức giấy xuố
Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) - Ngữ văn 11 A. Soạn bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)” ngắn gọn: Luyện tập Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Từ “nách” trong câu thơ của Nguyễn Du là để chỉ vị trí tiếp giáp giữa hai bức tường của hai nhà gần nhau, tăng sức gợi hình và người đọc có thể hình dung khoảng cách giữa hai nhà chỉ gần trong gang tấc. - Nếu thay thế từ nách bằng từ vách hay tường thì câu thơ sẽ mất đi giá trị, mất đi cái hay của nó. Từ “nách” trong câu thơ được sử dụng với nghĩa chuyển theo cách ẩn dụ. Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Từ “xuân” trong “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”: chỉ thời gian chảy trôi, vừa chỉ tuổi xuân của người phụ nữ. - Từ “xuân” trong “Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”: chỉ người con gái đẹp, cụ thể là Thúy Kiều. - Từ “xuân” trong “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”: xuân biểu tượng cho những câu chuyện đẹp giữa bạn bè tri kỉ. - Từ “xuân” trong “Mùa xuân là Tết trồng cây”: chỉ mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm. Từ “xuân” trong “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”: xuân chỉ sức sống, sự phát triển mạnh mẽ. Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1): - Từ “m