
Anonymous
0
0
Một thùng nước mắm có 120 l. Lần đầu bán được 25 l nước mắm, lần thứ hai bán được gấp đôi
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Giải Toán lớp 4 trang 20 Bài 2: Một thùng nước mắm có 120 l. Lần đầu bán được 25 l nước mắm, lần thứ hai bán được gấp đôi số lít nước mắm ở lần đầu, lần thứ ba bán được 35 l nước mắm. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít nước mắm?
*Phương pháp giải
- Do lần thứ 2 bán gấp đoi lần đầu sẽ tính xem lần hai bán được bao nhiêu lít mắm
- Tính tổng cả 3 lần xem bán được tổng ? l nước mắm
- Do thùng có 120l, để tính còn lại bao nhiêu ta lấy 120-cái đã bán
*Lời giải
Lần thứ hai bán được số lít nước mắm là:
25 × 2 = 50 (l)
Cả ba lần bán được số lít nước mắm là:
25 + 50 + 35 = 110 (l)
Trong thùng còn lại số lít nước mắm là:
120 – 110 = 10 (l)
Đáp số: 10 lít nước mắm
* Các dạng bài toán về tính chất giao hoán, kết hợp của phép tính toán:
+) Tính chất kết hợp của phép nhân:
Ta thấy giá trị của (a x b) x c và của a x (b x c) luôn bằng nhau, ta viết: (a x b) x c = a x (b x c)
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a x b x c như sau: a x b x c = (a x b) x c = a x (b x c)
+) Tính chất kết hợp của phép cộng
Ta thấy giá trị của (a + b) + c và của a + (b + c) luôn luôn bằng nhau, ta viết: (a + b ) + c = a + (b + c)
Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a + b + c như sau: a + b + c = (a + b) + c = a + (b + c)
+) Tính chất giao hoán của phép cộng
Ta thấy giá trị của a + b và b + a luôn bằng nhau, ta viết: a + b = b + a
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.