
Anonymous
0
0
Giáo án Trưa tha hương | Cánh diều Ngữ văn 7
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Giáo án Ngữ văn 7 (Cánh diều): Trưa tha hương
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo.
* Năng lực đặc thù
- Tri thức bước đầu về thể loại tùy bút và tản văn, vận dụng tri thức thể loại vào đọc hiểu văn bản và chỉ ra được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của tùy bút và tản văn.
- Biết trình bày, phát biểu cảm nhận, suy nghĩ của mình về ý nghĩa sâu sắc của điệu hát ru miền Bắc.
- Biết trình bày, phát biểu cảm nhận, suy nghĩ của mình về đặc sắc sử dụng ngôn ngữ trong bài tùy bút Trưa tha hương.
2. Về phẩm chất
- Nhân ái:Trân trọng vẻ đẹp sâu lắng của tiếng hát ru và cảm nhận được mối liên hệ giữa tiếng hát ru thời thơ ấu với cả quá trình hình thành tâm hồn, nhân cách con người.
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng kiến thức bài học vào ngữ cảnh cụ thể và các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Trách nhiệm:Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị
Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS.
2. Học liệu
Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, tranh ảnh về nhà văn Trần Cư và văn bản “Trưa tha hương”,…
Phiếu học tập số 1 (chuẩn bị ở nhà) | |
Thông tin về tác giả: |
- Tên tuổi: - Quê quán: - Nghề nghiệp: |
Thông tin về tác phẩm: |
1. Thể loại: 2. Xuất xứ: 3. Phương thức biểu đạt: 4. Bố cục: |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2Thực hành đọc hiểuVăn bản “Trưatha hương” | |
Vấn đề đọc hiểu |
Nội dung |
1. Bài tùy bút Trưa tha hương kể về chuyện gì? |
|
2. Đề tài và bối cảnh (thời gian, địa điểm) xảy ra câu chuyện? |
|
3. Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì? Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của “tôi” khi nghe tiếng hát ru. |
|
4. Dẫn ra một hoặc hai câu văn thể hiện rõ đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ già hình ảnh và cảm xúc. | |
5. Bài tùy bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc? |