
Anonymous
0
0
Giáo án Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang | Cánh diều Ngữ văn 7
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Giáo án Ngữ văn 7 (Cánh diều): Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (đặc điểm, cách triển khai…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa…) của văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.
- Hiểu ý nghĩa của hoạt động đó.
2. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
* Năng lực đặc thù
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang”.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (đặc điểm, cách triển khai…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa…) của văn bản “Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang”.
- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang”.
- Đọc hiểu một văn bản cùng thể loại, cùng chủ đề.
3. Về phẩm chất
Yêu nước: Yêu quý, trân trọng cảnh vật, con người và truyền thống văn hóa của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
- Tranh ảnh tư liệu liên quan đến bài học.
- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS tìm hiểu về các hoạt động đấu vật truyền thống, qua đó sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b) Nội dung: HS xem clip giới thiệu các hoạt động đấu vật truyền thống và tham gia trò chơi „Ma trận“
c) Sản phẩm: Từ khóa trong ma trận:
1. Mùa xuân
2. Nông dân
3. Keo vật
4. Xe đài
5. Lấm lưng trắng bụng
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ- GV chiếu video giới thiệu về đấu vật dân tộc - GV yêu cầu HS chú ý theo dõi video, sau đó trả lời câu hỏi: - Hướng dẫn HS tham gia trò chơi “Ma trận”: + Chia lớp thành 4-6 nhóm (tùy theo số lượng HS trong lớp), cử nhóm trưởng, thư ký. Mỗi nhóm được phát 1 bảng ma trận in sẵn và 1 bút dạ màu. + GV lần lượt đặt câu hỏi liên quan đến clip đã xem bằng cách khoanh vào các ô chữ trong ma trận. Thời gian cho mỗi câu hỏi là 10s. Đội nào có nhiều đáp án đúng hơn, đội đó sẽ thắng. ![]() Nội dung câu hỏi: 1.Đấu vật truyền thống thường được tổ chức vào thời gian nào trong năm? 2.Đấu vật truyền thống là bộ môn thể thao được tầng lớp nào ưa chuộng? 3.Một trận đấu giữa 2 đô vật được gọi là gì? 4.Trước khi đấu vật, các đô vật phải thực hiện nghi lễ nào? 5.Muốn chiến thắng, đô vật phải hạ đối thủ bằng cách nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chia đội, quan sát, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.Bước 3: Báo cáo, thảo luận:- Nhóm trả lời câu hỏi của GV bằng cách khoanh vào ma trận. - Đại diện các nhóm lên dán kết quả lên bảng và chấm chéo cho bài nhóm khác theo hướng dẫn của GV. Bước 4: Kết luận, nhận định:- Nhận xét câu trả lời của HS, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm. NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRÊN “ĐẤT VẬT” BẮC GIANGPhí Trường Giang |
- HS chia sẻ suy nghĩ |