
Anonymous
0
0
Giáo án Những cánh buồm | Cánh diều Ngữ văn 7
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Giáo án Ngữ văn 7 (Cánh diều): Những cánh buồm
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].
* Năng lực đặc thù
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Những cánh buồm” [4].
- Nhận biết và nêu được tác dụng của một số biện pháp tu từ có trong văn bản; công dụng của dấu chấm lửng; ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh. [6].
- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Những cánh buồm” [7].
- Suy ngẫm về ước mơ của bản thân và những việc làm để thực hiện ước mơ [8].
2. Về phẩm chất
- Nhân ái, biết yêu thương, quan tâm những người trong gia đình; yêu thiên nhiên và biết không ngừng ước mơ cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
- Tranh ảnh về nhà thơ Hoàng Trung thông và văn bản “Những cánh buồm”…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
b. Nội dung:
GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc - hiểu.
HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học
c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Cả lớp cùng xem video và cho biết cảm nhận của em về câu chuyện này?
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát video, lắng nghe và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.
GV hướng dẫn HS theo dõi video.
B3: Báo cáo, thảo luận:
GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.
- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
2.1 Kiến thức ngữ văn | |
Mục tiêu: [2]; [3]; [5]Nội dung:GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôiHS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm | |
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)- Trò chơi tiếp sức - chia lớp thành 3 đội (3 nhóm lớn): Thi viết nhanh (điền từ) thiếu vào dấu (…): - Đặc điểm về từ ngữ và hình ảnh trong thơ: + Từ ngữ trong thơ thiên về …, đòi hỏi người đọc phải chủ động … để hiểu hết sự phong phú của ý thơ. - Cách hiểu ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh: Ngữ cảnh của một yếu tô' ngôn ngữ trong câu hoặc văn bản thường được hiểu là: + Những … đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó. Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đổng nghĩa với từ … + Hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (gồm các yếu tố: Chủ thể, đối tượng; mục đích giao tiếp; thời gian, nơi chốn diễn ra hoạt động giao tiếp). Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đồng nghĩa với các từ … - Vai trò của ngữ cảnh: + Ngữ cảnh có vai trò … đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ. B2: Thực hiện nhiệm vụ- HS các nhóm theo dõi Kiến thức ngữ văn-SGK để điền từ nhanh (mỗi thành viên chỉ được viết 1 lần). B3: Báo cáo, thảo luận- GV yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm. B4: Kết luận, nhận địnhHS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).GV: - Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm, công bố kết quả.- Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau. |
1. Từ ngữ và hình ảnh trong thơ- Từ ngữ trong thơ thiên về khơi gợi, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng để hiểu hết sự phong phú của ý thơ. 2. Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh- Ngữ cảnh của một yếu tô' ngôn ngữ trong câu hoặc văn bản thường được hiểu là: + Những từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó. Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đổng nghĩa với từ văn cảnh. + Hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (gồm các yếu tố: Chủ thể, đối tượng; mục đích giao tiếp; thời gian, nơi chốn diễn ra hoạt động giao tiếp). Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đồng nghĩa với các từ tình huống, bối cảnh. - Ngữ cảnh có vai trò quan trọng đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ. |