
Anonymous
0
0
Soạn bài Tri thức ngữ văn (trang 67) Chân trời sáng tạo
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 67
1. Truyện lịch sử
- Bối cảnh (thời gian – không gian): Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm. Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. Trong bối cảnh (thời gian – không gian) ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác.
- Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính tạo thành một tuyển truyện duy nhất. Các truyện ngụ ngôn, truyện cười dân gian và phần lớn các truyện ngắn hiện đại thường có loại cốt truyện này.
- Ngôn ngữ Truyện lịch sử cần tái hiện bối cảnh cụ thể của một niên đại, thời đại đã qua nên ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử. Sắc thái này thể hiện qua các hệ thống chi tiết miêu tả thiên nhiên, đồ vật, ngoại hình nhân vật, cách sử dụng từ ngữ của người kể chuyện, cách nghĩ, cách nói năng của nhân vật trong một bối cảnh lịch sử cụ thể.
2. Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến
Kiểu câu |
Chức năng |
Đặc điểm |
Câu kể (Câu trần thuật) |
Kể, miêu tả, thông báo, nhận định… |
Thường kết thúc bằng dấu chấm (.) |
Câu hỏi (Câu nghi vấn) |
Hỏi. |
- Sử dụng các từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, vì sao, bao giờ…) - Kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?) |
Câu cảm |
Biểu lộ cảm xúc của người nói (hoặc người viết) |
- Sử dụng các từ ngữ cảm thán: ôi, chao, chao ôi, chà, trời… hoặc các từ chỉ mức độ của cảm xúc như: quá, lắm, thật… - Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!). |
Câu khiến) |
Yêu cầu, đề nghị, ra lệnh…) |
- Sử dụng những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, nào… - Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!). |
3. Câu khẳng định, câu phủ định
Kiểu câu |
Chức năng |
Đặc điểm |
Câu khẳng định |
Khẳng định các hành động, trạng thái, tính chất, đối tượng, sự việc… trong câu. |
- Thường không có phương tiện diễn đặt riêng. - Có thể bắt gặp trong câu khẳng định những cấu trúc: không phải không, không thể không, không ai không… |
Câu phủ định |
Phủ nhận các hành động, trạng thái, tính chất, đối tượng, sự việc… trong câu. |
- Thường sử dụng các từ ngữ phủ định như: không, chẳng, không phải, chẳng phải, chả… - Có thể bắt gặp trong câu phủ định những cấu trúc: làm gì…, mà… Ví dụ: Nó làm gì biết. |