
Anonymous
0
0
Phân tích đoạn trích Đổi tên cho xã (từ vở kịch Bệnh sĩ của Lưu Quang Vũ)
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Giải Ngữ văn 8 (Cánh diều) Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch
Đề bài (trang 95, SGK Ngữ văn 8, tập 2 – Cánh diều)
2.1 Thực hành viết theo các bước
a. Chuẩn bị
- Đọc lại đoạn trích Đổi tên cho xã, huy động những hiểu biết có được sau khi học các văn bản ở Bài 4.
- Xác định các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích để tập trung làm sáng rõ khi phân tích.
b) Tìm ý và lập dàn ý
– Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: + Tình huống của đoạn trích là gì? Có những nhân vật nào? + Các nhân vật có đặc điểm gì, đại diện cho kiểu người nào?
+ Hành động và lời thoại của các nhân vật được khắc họa ra sao?
+ Có những chi tiết vô lí, gây cười nào thể hiện tính hài kịch của đoạn trích? +Có những xung đột nào trong đoạn trích? Kết quả giải quyết là gì? + Em có nhận xét gì về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích? – Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:
*Mở bài
Giới thiệu đoạn trích Đổi tên cho xã (xuất xứ, vị trí, thể loại, tác giả); nêu ấn tượng, cảm nhận chung về đoạn trích.
*Thân bài
+ Khái quát nội dung đoạn trích và nêu tình huống kịch.
+ Lí giải về xung đột và việc giải quyết xung đột thể hiện trong đoạn trích. + Phân tích đặc điểm nổi bật của một số nhân vật, qua đó, thấy được ý nghĩa của đoạn trích.
*Kết bài
Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích; rút ra những bài học về nhận thức và hành động cho bản thân.
c) Viết
Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn hoàn chỉnh.
Bài viết tham khảo:
Đoạn trích “Đổi tên cho xã” của tác giả Lưu Quang Vũ đã cho người đọc thấy được tác hại của bệnh sĩ diện và ảnh hưởng của nó đến cộng đồng, xã hội chỉ thông qua sự việc đổi tên của xã Hùng Tâm.
Ngôn ngữ của ông không phù hợp với một cuộc họp mang tính chất trang nghiêm. Lời nói có nhiều từ ngữ không rõ nghĩa như: ta bung ra, ta bung ra pháo. Điều buồn cười nữa là ở chỗ ông muốn phát triển kinh tế nhưng những công việc vốn là lợi thế ở xã lại triệt để vứt bỏ, chuyển sang sản xuất pháo, thứ mà chính những người nhận nhiệm vụ quản lí cũng không hiểu rõ. Ông Nha càng cố nói những từ khoa học, thì càng lộ ra nhiều sự thiếu hiểu biết của mình như Trung tâm Công nghệ mà chỉ sản xuất có pháo.
Văn bản có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế. Kết quả là một loạt các chức danh mới được tạo ra nhưng không khoa học và rối loạn.