
Anonymous
0
0
Soạn bài Kiến thức ngữ văn (trang 54) Cánh diều
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 54
1. Truyện lịch sử và tiểu thuyết
– Truyện lịch sử là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lịch sử không chỉ đơn thuần liệt kê các sự kiện, kể về những con người có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động.
– Cốt truyện của truyện lịch sử là một hệ thống sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc được sắp xếp theo ý đồ nhất định của tác giả nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm. Ví dụ, cốt truyện trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (trích Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) gồm ba sự kiện chính: a) Tưởng giặc Tôn Sĩ Nghị chủ quan, hống hách, bắt nạt triều đình vua Lê; b) Quang Trung thần tốc ra Bắc đánh tan quân Thanh; c) Vua Lê cùng một số triều thần chạy trốn lên biên giới phía bắc.
– Bối cảnh của truyện lịch sử là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán. Ví dụ, văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh được lấy bối cảnh chung của thời vua Lê – chúa Trịnh, thời kì phong kiến suy tàn.
2. Cốt truyện đơn tuyến và đa tuyến
- Cốt truyện đơn tuyến: Tác giả tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính. Cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa; thường là cốt truyện của các truyện ngắn, truyện vừa, thậm chí cả tiểu thuyết. Ví dụ: Toàn bộ tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố chỉ tập trung xoay quanh số phận nhân vật chị Dậu; tất cả những con người và sự kiện trong tác phẩm đều liên quan trực tiếp đến nhân vật chính này.