profile picture

Anonymous

upvote

0

downvote

0

star

Lý thuyết Khái niệm vectơ – Toán 10 Chân trời sáng tạo

clock icon

- asked 2 months agoVotes

message

0Answers

eye

0Views

Lý thuyết Toán 10 Bài 1: Khái niệm vectơ - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết

1. Định nghĩa vectơ

Vectơ là một đoạn thẳng có hướng, nghĩa là đã chỉ ra điểm đầu và điểm cuối.

+ Vectơ có điểm đầu là A, điểm cuối là B được kí hiệu là AB, đọc là vectơ AB.

+ Đường thẳng đi qua hai điểm A và B gọi là giá của vectơ AB.

+ Độ dài của đoạn thẳng AB gọi là độ dài của ABvà được kí hiệu là AB. Như vậy ta có AB=AB.

Ví dụ: Cho tam giác ABC cân tại A có AB = AC = 2a, BC = 2a3. Gọi M là trung điểm BC. Tìm điểm đầu, điểm cuối, giá và độ dài của các vectơ: BA,MB,AM.

Hướng dẫn giải

+ Vectơ BA:

BA có điểm đầu là B, điểm cuối là A và có giá là đường thẳng AB.

Ta có: BA= BA = 2a.

+ Vectơ MB:

MB có điểm đầu là M, điểm cuối là B và có giá là đường thẳng MB.

Vì M là trung điểm BC nên BM = BC2=2a32=a3.

Do đó MB=MB=a3.

+ Vectơ AM:

AM có điểm đầu là A, điểm cuối là M và có giá là đường thẳng AM.

Tam giác ABC cân tại A có AM là đường trung tuyến (do M là trung điểm BC).

Do đó AM cũng là đường cao của tam giác cân ABC.

Suy ra AM ⊥ BC.

Tam giác ABM vuông tại M: AM2 = AB2 – BM2 (Định lý Py ‒ ta ‒ go)

⇔ AM2 = 4a2 – 3a2 = a2.

Ta suy ra AM = a.

Do đó AM= AM = a.

2. Hai vectơ cùng phương, cùng hướng

Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau.

Ví dụ: Tìm các vectơ cùng phương trong hình bên dưới.

Hướng dẫn giải

Trong hình trên, ta có:

+) MNcó giá là đường thẳng MN, PQcó giá là đường thẳng PQ, mà hai đường thẳng MN và PQ trùng nhau.

Do đó MNPQlà hai vectơ cùng phương vì chúng có giá trùng nhau.

+) Ta có: EFcó giá là đường thẳng EF, GHcó giá là đường thẳng GH, mà hai đường thẳng EF và GH song song với nhau.

Do đó EFGHlà hai vectơ cùng phương vì chúng có giá song song.

Chú ý:

+ Trong hình trên, hai vectơ MNPQcùng phương và có cùng hướng đi từ trái sang phải. Ta nói MNPQlà hai vectơ cùng hướng.

+ Hai vectơ EFGHcùng phương nhưng ngược hướng với nhau (EFcó hướng từ trên xuống dưới và GHcó hướng từ dưới lên trên). Ta nói hai vectơ EFGHlà hai vectơ ngược hướng.

Nhận xét:

+ Hai vectơ cùng phương chỉ có thể cùng hướng hoặc ngược hướng.

+ Ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi hai vectơ ABACcùng phương.

Giải thích: Ta thấy nếu ba điểm A, B, C thẳng hàng thì hai vectơ ABACcó giá trùng nhau nên chúng cùng phương. Ngược lại, nếu hai vectơ ABACcùng phương thì ta suy ta hai đường thẳng AB và AC phải song song hoặc trùng nhau. Mà hai đường thẳng này có điểm A là điểm chung, do đó đường thẳng AB và AC trùng nhau. Khi đó ta có ba điểm A, B, C thẳng hàng. Vì vậy, ba điểm A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi hai vectơ ABACcùng phương.

3. Vectơ bằng nhau – Vectơ đối nhau

Hai vectơ abđược gọi là bằng nhau nếu chúng cùng hướng và có cùng độ dài, kí hiệu a=b.

Hai vectơ abđược gọi là đối nhau nếu chúng ngược hướng và có cùng độ dài, kí hiệu a=b. Khi đó vectơ bđược gọi là vectơ đối của vectơ .

Chú ý:

+ Cho vectơ avà điểm O, ta luôn tìm được một điểm A duy nhất sao cho OA=a. Khi đó độ dài của alà độ dài đoạn thẳng OA, kí hiệu là a.

+ Cho đoạn thẳng MN, ta luôn có NM=MN.

Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD. Tìm các cặp vectơ bằng nhau và các cặp vectơ đối nhau.

Hướng dẫn giải

+ Các cặp vectơ bằng nhau:

Vì ABCD là hình bình hành nên ta có AB // DC và AB = DC (tính chất hình bình hành)

Mà hai vectơ AB,DCcùng hướng và hai vectơ BA,CDcùng hướng.

Do đó AB,DCBA,CD.

Tương tự, vì ABCD là hình bình hành nên ta có AD // BC và AD = BC.

Mà hai vectơ AD,BCcùng hướng và hai vectơ DA=CBcùng hướng.

Do đó AD,BCDA=CB.

Vậy ta có 4 cặp vectơ bằng nhau là: AB=DC, BA=CD, AD=BCDA=CB.

+ Các cặp vectơ đối nhau:

Vì ABCD là hình bình hành nên ta có AB // DC và AB = DC (tính chất hình bình hành)

Mà hai vectơ AB,CDngược hướng và hai vectơ BA,DCngược hướng.

Do đó AB=CDBA=DC.

Tương tự, vì ABCD là hình bình hành nên ta có AD // BC và AD = BC.

Mà hai vectơ AD,CBngược hướng và hai vectơ DA,BCngược hướng.

Do đó AD=CBDA=BC.

Vậy ta có 4 cặp vectơ đối nhau là: AB=CD, BA=DC, AD=CBDA=BC.

4. Vectơ-không

Vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau gọi là vectơ-không, kí hiệu là 0.

Chú ý:

+ Quy ước: vectơ-không có độ dài bằng 0.

+ Vectơ-không luôn cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ.

+ Vectơ đối của vectơ-không là chính nó.

Ví dụ: Cho đoạn thẳng AB có độ dài bằng 4 cm. Gọi H là trung điểm của AB.

a) Tìm vectơ-không trong số các vectơ sau: AB,AH,BB,HH,HB,AA.

b) Dùng kí hiệu 0để biểu diễn các vectơ-không đó.

c) Tính độ dài các vectơ ở câu a.

Hướng dẫn giải

a) Vectơ-không là vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau.

Do đó các vectơ-không là: BB,HH,AA.

b) Ta viết 0=BB=HH=AA.

c) BB=HH=AA=0=0.

AB=AB=4 (cm).

Vì H là trung điểm AB nên AH = HB = AB2=42=2(cm).

Do đó AH= AH = 2 (cm) và HB= HB = 2 (cm).

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. a) Hãy tìm sự khác biệt giữa hai đại lượng sau:

(1) Bác Hai có số tiền là 50 triệu đồng.

(2) Một cơn bão di chuyển với vận tốc 18 km/h theo hướng tây tây bắc.

b) Trong các đại lượng giá tiền, thể tích, độ dịch chuyển, vận tốc, đại lượng nào cần được biểu diễn bởi vectơ?

Hướng dẫn giải

a) (1) Số tiền 50 triệu đồng là đại lượng vô hướng vì đại lượng này chỉ có độ lớn.

(2) Cơn bão di chuyển là đại lượng có hướng vì đại lượng này có cả độ lớn (18 km/h) và hướng (tây tây bắc).

b) Đại lượng cần được biểu diễn dưới dạng vectơ là đại lượng có hướng.

Ta thấy giá tiền, thể tích là đại lượng vô hướng vì chỉ có độ lớn.

Ta có độ dịch chuyển, vận tốc là đại lượng có hướng vì bao gồm cả độ lớn và hướng.

Do đó đại lượng cần được biểu diễn bởi vectơ là: độ dịch chuyển, vận tốc.

Bài 2. Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi M là trung điểm đoạn BC.

a) Gọi tên các vectơ cùng hướng với BC.

b) Gọi tên các vectơ ngược hướng với BM.

c) Chỉ ra các cặp vectơ bằng nhau và đối nhau có các điểm đầu hoặc điểm cuối là A, B, C, D, M.

Hướng dẫn giải

a) Vectơ-không cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ nên cùng hướng với BC.

Các vectơ cùng hướng với vectơ BCvà khác 0là các vectơ có giá song song hoặc trùng với BCvà có hướng từ trên xuống dưới giống như BC.

Các vectơ thỏa mãn 2 điều kiện trên là: BM,MC,AD.

Vậy có 4 vectơ thỏa mãn yêu cầu bài toán là: 0,BM,MC,AD.

b) Vì vectơ-không cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ nên vectơ đối của vectơ-không ngược hướng với BM.

Vectơ đối của vectơ-không là chính nó nên 0ngược hướng với vectơ BM.

Các vectơ ngược hướng với BMlà các vectơ có giá song song hoặc trùng với BMvà có hướng ngược lại với BM, nghĩa là các vectơ cần tìm có hướng dưới lên trên.

Các vectơ thỏa mãn 2 điều kiện trên là: MB,CM,CB,DA.

Vậy có 5 vectơ thỏa mãn yêu cầu bài toán là: 0,MB,CM,CB,DA.

c) - Vì ABCD là hình chữ nhật nên AB // CD và AB = CD (tính chất hình chữ nhật)

Mà hai vectơ AB,DCcùng hướng và hai vectơ BA,CDcùng hướng.

Do đó AB=DCBA=CD.

+ Tương tự ta có: AD=BCDA=CB.

+ M là trung điểm của BC nên BM = MC = BC2

Mà hai vectơ BM,MCcùng hướng và hai vectơ MB,CMcúng hướng.

Do đó BM=MCMB=CM.

- ABCDlà hai vectơ cùng độ dài nhưng ngược hướng nên AB=CD.

Do đó ABCDlà hai vectơ đối nhau.

Tương tự ta có các cặp vectơ đối nhau là: BADC; ADCB; DABC; BMCM; MBMC

Bài 3. Cho tứ giác ABCD. Chứng minh rằng tứ giác ABCD là hình bình hành khi và chỉ khi AB=CD..

Hướng dẫn giải

- Chứng minh chiều thuận: Tứ giác ABCD là hình bình hành thì AB=DC.

Vì ABCD là hình bình hành nên ta có AB // DC và AB = DC (tính chất hình bình hành)

AB,DCcùng hướng.

Do đó AB=DC..

Vậy ABCD là hình bình hành AB=DC.(1).

- Chứng minh chiều đảo: AB=DC.thì tứ giác ABCD là hình bình hành.

AB=DCnên ta có AB,DCcùng hướng và AB=DC.

Do đó AB // DC và AB = DC.

Ta suy ra ABCD là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành).

Vậy AB=DCABCD là hình bình hành (2).

Từ (1) (2), ta suy ra: ABCD là hình bình hành khi và chỉ khi AB=DC.

Write your answer here

Popular Tags

© 2025 Pitomath. All rights reserved.