
Anonymous
0
0
Giáo án Ba đường conic (3 tiết) lớp 10 (Cánh diều)
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Giáo án Toán 10 Bài 6 (Cánh diều): Ba đường conic (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
●Nhận biết được ba đường conic bằng hình học.
●Nhận biết được phương trình chính tắc của ba đường conic trong mặt phẳng toạ độ.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
●Năng lực tự chủ và tự học: Tự giải quyết các bài tập GV yêu cầu.
●Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực của các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác.
Năng lực riêng:
●Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thông qua thao tác viết phương trình đường conic thoả mãn điều kiện cho trước.
●Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua thao tác lập luận viết phương trình chính tắc của đường parabol.
●Năng lực mô hình hoá toán học: Thông qua thao tác sử dụng phương trình đường conic giải quyết một số tình huống thực tiễn.
3. Phẩm chất
●Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
●Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên quan đến ba đường conic để minh hoạ cho bài học.
2. Đối với HS
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: HS thấy nhu cầu tìm hiểu về ba đường conic.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về bài học.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Từ xa xưa, người Hy Lạp đã biết rằng giao tuyến của mặt nón tròn xoay và một mặt phẳng không đi qua đỉnh của mặt nón là đường tròn hoặc đường cong mà ta gọi là đường conic. (Hình 48). Từ “đường conic” xuất phát từ gốc tiếng Hy Lạp konos nghĩa là mặt nón.
Đường conic gồm những loại đường nào và được xác định như thế nào?