
Anonymous
0
0
Giáo án Bài ca Côn Sơn | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 8
- asked 2 months agoVotes
0Answers
1Views
Giáo án Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo): Bài ca Côn Sơn
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận diện được thể loại của văn bản.
- Xác định được bố cục của văn bản.
- Nhận biết và phân tích được sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn ở đoạn thơ trong “Bài ca Côn Sơn” và hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài “Thiên Trường vãn vọng”.
- Xác định và phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bài ca Côn Sơn.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bài ca Côn Sơn.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương con người, yêu thiên nhiên…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu vẻ đẹp của thiên nhiên trong bài “Bài ca Côn Sơn” của tác giả Nguyễn Trãi.