
Anonymous
0
0
Giáo án Bất phương trình bậc nhất hai ẩn lớp 10 (Chân trời sáng tạo)
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Giáo án Toán 10 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
-
Nhận biết được bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
-
Nhận biết được nghiệm và tập hợp nghiệm của bất phương trinh bậc nhất hai ẩn.
-
Biễu diễn được miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng toạ độ.
-
Nhận biết ý nghĩa của bất phương trình bậc nhất hai ẩn thông qua các ví dụ thực tiễn.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
-
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
-
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
-
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
-
Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về bất phương trình bậc nhất hai ẩn, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
-
Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học: mô hình hóa bài toán thực tế và sử dụng các kiến thức về giải bất phương trình bậc nhất hai ẩn để giải quyết bài toán.
-
Giao tiếp toán học.
-
Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
-
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
-
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập.
2. Đối với HS
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- HS làm quen với bất phương trình bậc nhất hai ẩn thông qua việc kết nối khái niệm bất phương trình bậc nhất với các khái niệm về đồ thị hàm bậc nhất, tọa độ điểm và khái niệm bất đẳng thức.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
- GV gợi mở:
+ Đường thẳng d: y = x + 1 chia mặt phẳng tọa độ thành hai miền như hình, nửa mặt phẳng màu cam thì giá trị của y và x + 1, giá trị nào lớn hơn, so sánh để đặt nhãn hoặc
cho phù hợp.
+ GV gợi ý thêm: có thể lấy một vài điểm nằm trong miền màu cam để so sánh giá trị y và x + 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời:
Miền màu cam tương ứng với y < x + 1, miền giá trị màu xám tương ứng với y > x +1.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Ở lớp dưới chúng ta đã được biết cách giải phương trình bậc nhất một ẩn. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu cách tìm các giá trị x, y thỏa mãn y < x + 1, hay tổng quát hơn là cách giải một bất phương trình bậc nhất ha ẩn".
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn
a) Mục tiêu:
- HS nhận biết và thể hiện được bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- HS nhận biết được nghiệm và tập hợp nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.