profile picture

Anonymous

upvote

0

downvote

0

star

Soạn bài Vi hành | Ngắn nhất Soạn văn 11

clock icon

- asked 2 months agoVotes

message

0Answers

eye

0Views

Soạn bài Vi hành (ngắn nhất)

Soạn bài Vi hành ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn “Vi hành” là sự nhẫm lầm giữa ngoại hình bên ngoài và con người bên trong:

- Vẻ ngoài bị nhầm với vua Khải Định - con người thực chất là nhân vật tôi.

- Một vị vua lãnh đạo đất nước - thực chất chỉ là bù nhìn.

Soạn bài Vi hành | Ngắn nhất Soạn văn 11 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 171 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Tác giả đã sáng tạo tình huống: Đôi nam nữ người Pháp tưởng nhầm nhân vật “tôi” là vua Khải Định. Khi trò chuyện, họ nghĩ rằng vua Khải Định không thể hiểu được tiếng Pháp, nhưng thực chất nhân vật “tôi” lại hiểu được.

- Tác dụng: Tạo được cái nhìn khách quan về vua Khải Định. Đồng thời chế giễu bản chất bù nhìn, vô dụng của vị vua nước thuộc địa.

Câu 3 (trang 171 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Hình tượng nhân vật Khải Định:

- Trang phục: cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay đeo đầy nhẫn, trên người đủ lụa là, hạt cườm.

- Diện mạo: mũi tẹt, mắt xếch, cái mặt bủng như vỏ chanh.

- Cử chỉ, tác phong: nhút nhát, lúng ta lúng túng.

- Những nơi lui tới: trường đua, tiệm cầm đồ, xe điện ngầm.

-> Đó là những đánh giá khách quan của người dân Pháp với vua Khải Định.

Tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của Nguyễn Ái Quốc:

- Tố cáo chế độ thực dân với những chính sách dã man và bịp bợm.

- Vạch trần sự giả dối, lừa bịp của chính quyền thực dân, khai hóa văn minh nhưng thực chất là đang cướp nước.

-> Nghệ thuật trào phúng đặc sắc, độc đáo.

Write your answer here

Popular Tags

© 2025 Pitomath. All rights reserved.