
Anonymous
0
0
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài | Ngắn nhất Soạn văn 11
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (ngắn nhất)
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ngắn gọn:
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
- Mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa, trụy lạc của tập đoàn phong kiến thối nát Lê Tương Dực với đời sống bần cùng vì sưu thuế, tạp dịch của nhân dân. Mâu thuẫn này được thể hiện ở những hồi trước và đến hồi V thành cao trào, được giải quyết dứt khoát bằng cuộc nổi loạn giết hôn quân Lê Tương Dực và tất cả những kẻ được xem là phe cánh của vua.
- Mâu thuẫn giữa niềm khao khát xây dựng tòa đài hùng vĩ, tráng lệ gấp nhiều lần mọi kì quan mà mình đã thấy của Vũ Như Tô với lợi ích trực tiếp và thiết thực của đời sống nhân dân.
Câu 2 (trang 193 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:
- Lúc đầu, Vũ Như Tô say sưa với những lý tưởng xây dựng nghệ thuật cao cả. Ông mơ tưởng xây dựng một “tòa đài hoa lệ” để “tranh tinh xảo với hóa công”.
- Khi kinh thành có hỏa hoạn và cháy rụi, Vũ Như Tô mới chua chát, vỡ mộng lớn.
-> Tính cách của Vũ Như Tô bộc lộ qua diễn biến tâm trạng. Có thể thấy, Vũ Như Tô là một nghệ sĩ tài năng với lý tưởng cao cả và tấm lòng hết mình vì nghệ thuật. Nhưng giữa lý tưởng của ông và thực tế cuộc sống của nhân dân có những xung đột nên Vũ Như Tô đã có những hành động sai trái không thể cứu vãn.
Diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm:
- Đan Thiềm say mê với cái đẹp và có trân trọng tài năng của Vũ Như Tô nên đã có lý tưởng xây dựng Cửu Trùng Đài.
- Đan Thiềm nhận ra việc xây dựng Cửu Trùng Đài khó có thể hoàn thiện nên bà đã nhắc nhở Vũ Như Tô chạy trốn.
- Cuối cùng Đan Thiềm quyết chịu những tủi nhục và hy sinh mạng sống vì Vũ Như Tô.
-> Tính cách của Đan Thiềm bộc lộ qua diễn biến tâm trạng. Đan Thiềm là một người phụ nữ yêu quý cái đẹp, trân trọng người tài và giàu lý tưởng xây dựng đất nước.
Câu 3 (trang 193 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Mâu thuẫn chưa được giải quyết dứt khoát là do tới lúc cháy rụi, Vũ Như Tô vẫn không nhận ra sai lầm của mình. Nhân dân cho đến lúc được giải thoát vẫn không nhận thấy lý tưởng của Vũ Như Tô. Để giải quyết mâu thuẫn này, cả hai bên cần phải có những suy nghĩ đa chiều hơn.
Câu 4 (trang 193 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Đây là vở kịch lịch sử với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý và miêu tả không gian điêu luyện, lời thoại kịch tính và xây dựng mâu thuẫn kịch có tính xung đột cao.
Phần luyện tập
Câu hỏi (trang 193 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Lời đề từ đã thể hiện được bi kịch cuộc đời của Vũ Như Tô. Đồng thời thể hiện quan điểm day dứt, trăn trở trước quyết định đúng sai trước cái chết của Vũ Như Tô. Cuối cùng tác giả khẳng định mình viết vở kịch chỉ vì một lòng say mê với cái đẹp.