
Anonymous
0
0
Giải Đạo đức lớp 2 Bài 11: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường trang 46 – Chân trời sáng tạo
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Giải Đạo đức lớp 2 Bài 11: Vẻ đẹp quê hương em
Khởi động (trang 46)
(trang 46 sgk Đạo đức lớp 2): Quan sát các tình huống sau:
Gặp tình huống như Na hoặc Bin, em cảm thấy thế nào?
Trả lời:
Tranh 1: Nếu em là Na, em sẽ thấy rất sợ hãi và hoảng loạn.
Tranh 2: Nếu em là Bin, em sẽ thấy rất đau đớn và lo sợ.
Kiến tạo tri thức mới (trang 47 - 48)
1. (trang 47, 48 sgk Đạo đức lớp 2 ):
Trả lời:
- Tranh 1: Bạn nữ bị một nhóm bạn nữ khác tẩy chay.
- Tranh 2: Tin gặp tai nạn khi chơi thể thao, bị chảy máu chân.
- Tranh 3: Có người lạ gõ cửa nhà Na.
- Tranh 4: Cốm bị người lạ véo má.
- Tranh 5: Cửa sổ quá cao khiến bạn nam không với tới để lau được.
2. (trang 48 sgk Đạo đức lớp 2):
Trả lời:
- Khi ở nhà:
+ Bị ngã khi chơi ở sân nhà.
+ Bị đứt tay, sứt chân, bị kẹp chân không đi lại được…
+ Có người lạ gõ cửa mà em ở nhà một mình.
+ Hỏng bóng đèn, hỏng khóa cửa, …
+ Bị đau bụng, ốm sốt khi đang ở nhà một mình.
+ Bị bỏng, bị ngộ độc thực phẩm.
+ …
- Khi ở trường:
+ Gặp bài khó không biết làm.
+ Bị một nhóm bạn lớn hơn (hoặc các anh chị lớn hơn) chặn đường, bắt nạt, ức hiếp,…
+ Bị ngã gãy tay, gãy chân khi chạy nhảy ở sân trường.
+ Bị ngộ độc thực phẩm.
+ Bị người lạ tiếp cận khi đang chờ mẹ ở cổng trường.
+ Bị mắc kẹt ở nhà vệ sinh.
+ …
3. (trang 48 sgk Đạo đức lớp 2):
Trả lời:
- Việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường là cần thiết với mỗi người.
- Việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường giúp chúng ta giải quyết kịp thời các vấn đề khẩn cấp, tránh bị thương hoặc các thiệt hại về người và của.
- Nếu không tìm kiếm được sự hỗ trợ kịp thời khi ở nhà, ở trường, rất có thể chúng ta sẽ bị thương hoặc gặp nguy hiểm về tính mạng.
4. (trang 49 sgk Đạo đức lớp 2 ):
Trả lời:
a. Bạn nam không biết đọc nhạc, liền tìm sự giúp đỡ của bạn nữ cùng bàn.
b. Bạn nữ bị sốt khi đang ở nhà một mình, bạn liền gọi điện cho mẹ về.
Luyện tập (trang 50)
1. (trang 50 sgk Đạo đức lớp 2):
Trả lời:
Em chọn cách 2. Vì người lớn sẽ đến và dập lửa kịp thời. Nếu bạn Na chỉ sợ hãi nhìn lửa cháy sẽ có nguy cơ đám cháy lớn hơn, gây cháy nhà và nguy hiểm đến tính mạng.
2. (trang 50 sgk Đạo đức lớp 2):
Trả lời:
- Tranh 1: Quả cầu lông của bạn nam mắc trên cây cao. Nếu em là bạn, em sẽ nhờ bác bảo vệ hoặc thầy cô thể dục lấy hộ.
- Tranh 2: Vòi nước trong nhà vệ sinh không khóa được. Nếu em là bạn, em sẽ gọi bố mẹ (nếu ở nhà) hoặc bác bảo vệ, bác lao công (nếu ở trường) để thông báo ngay cho người lớn sửa chữa.
3. (trang 50 sgk Đạo đức lớp 2):
- Tình huống 1: Bạn nữ bị một nhóm bạn nữ khác tẩy chay. Nếu em là bạn nữ đó, em sẽ đến gần nhóm bạn nữ kia hỏi vì sao các bạn lại không thích chơi với mình, giải thích lí do mong các bạn hiểu.
- Tình huống 2: Tin gặp tai nạn khi chơi thể thao, bị chảy máu chân. Nếu em là Tin, em sẽ nhờ các bạn khác đưa mình đến phòng y tế.
- Tình huống 3: Có người lạ gõ cửa nhà Na. Nếu em là Na, em sẽ khóa cửa chặt rồi hỏi vọng ra: “Chú là ai ạ?” hoặc gọi điện ngay cho bố mẹ.
- Tình huống 4: Cốm bị người lạ véo má. Nếu em là Cốm, em sẽ kể lại chuyện này với người lớn (bố mẹ, ông bà,…) để lắng nghe lời khuyên.
- Tình huống 5: Cửa sổ quá cao khiến bạn nam không với tới để lau được. Nếu em là bạn, em sẽ nhờ mẹ lau giúp.
Vận dụng (trang 51)
1. (trang 51 sgk Đạo đức lớp 2):
Trả lời:
- Khi ở nhà: gọi điện cho bố mẹ, ông bà, anh chị, họ hàng,… hoặc nhờ sự giúp đỡ từ hàng xóm.
- Khi ở trường: nhờ sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô giáo, thầy cô tổng phụ trách, thầy cô ở phòng tham vấn tâm lí học đường, bác bảo vệ, …
2. (trang 51 sgk Đạo đức lớp 2):
Trả lời:
Học sinh tự nhắc bạn bè và người thân.
3. (trang 51 sgk Đạo đức lớp 2):
a. Các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp
111: Trợ giúp, bảo vệ trẻ em
112: Trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn
113: Trợ giúp về an ninh, trật tự
114: Trợ giúp về phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn
115: Trợ giúp về y tế
b. Các số điện thoại quan trọng khác
- Số điện thoại của người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị, người nuôi dưỡng, hàng xóm, …)
- Số điện thoại của thầy cô giáo, thầy cô tổng phụ trách
Trả lời:
Học sinh tự lập danh sách số điện thoại.