profile picture

Anonymous

upvote

0

downvote

0

star

Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều

clock icon

- asked 2 months agoVotes

message

0Answers

eye

0Views

Tác giả tác phẩm: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - Ngữ văn 11

I. Tác giả Lưu Quang Vũ

Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

- Tiểu sử: Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận

- Sự nghiệp văn học:

+ Phong cách nghệ thuật: Sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng.

+ Nhận định: “ Không ai bằng Vũ trong cái biệt tài làm nên cái muôn thưở trong cái đời thường, biến cổ tích huyền thoại thành chuyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để khẳng định cái cao quý” (Giáo sư Phan Ngọc)

II. Tìm hiểu tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

1. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: bi kịch.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Viết 1981, được công diễn 1984

- Vở kịch được hư cấu 1 cách sáng tạo từ 1 cốt truyện dân gian với nhiều sáng tạo.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

- Phần 1: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.

- Phần 2: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân.

- Phần 3: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích.

- Phần 4: Màn kết.

5. Tóm tắt Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

Tác phẩm "Tôi muốn được là tôi vẹn toàn" của Lưu Quang Vũ đã thu hút được sự quan tâm của công chúng và mang lại nhiều giá trị nhân văn. Câu chuyện kể về Trương Ba, một người đàn ông bị chết oan vì sai lầm của người khác. Hồn của ông được Đế Thích đưa vào xác một người mới chết, nhưng ông lại không chấp nhận việc mình bị kiểm soát bởi xác. Sau nhiều cuộc đấu tranh giữa hồn và xác, Trương Ba nhận ra tầm quan trọng của việc sống trọn vẹn và đúng với bản thân, và mong muốn được sống tự do để theo đuổi đam mê và giá trị của mình. Cuối cùng, ông từ chối đề nghị nhập vào xác của một người khác và yêu cầu Đế Thích để cho người đó sống lại. Tác phẩm này gửi gắm thông điệp về sự quý giá của việc sống đúng với bản thân và đam mê của mỗi người, và chỉ khi ta sống đúng với quy luật của tự nhiên, thì cuộc đời mới thật sự có ý nghĩa.

6. Giá trị nội dung

- Phản ánh cuộc đấu tranh để vượt lên, chiến thắng cái xấu, bảo vệ nhân cách; phản ánh cuộc đấu tranh muôn đời giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn.

- Phản ánh nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội đương thời.

- Đem đến nhiều bài học nhân sinh.

- Giàu giá trị nhân văn, giá trị hiện thực, tính thời sự nóng bỏng.

7. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng tình huống, mâu thuẫn xung đột đặc sắc.

- Nghệ thuật khắc họa nhân vật tài hoa: tính cách nhân vật được đặc tả qua hành động, thái độ, suy nghĩ, tình cảm….

- Ngôn ngữ kịch hiện đại, giàu hơi thở cuộc sống, sử dụng thành công và linh hoạt ngôn ngữ sinh hoạt

- Kết hợp tài hoa yếu tố truyền thống và hiện đại (cốt truyện, kiểu nhân vật, tư tưởng, quan niệm, ngôn ngữ…)

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

1. Vai trò của các chỉ dẫn sân khấu

Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

2. Xung đột trong Hồn Trương Ba qua cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt

- Hồn Trương Ba: đại diện cho tâm hồn của con người.

- Xác anh hàng thịt: đại diện cho thể xác của con người.

- Màn đối thoại giữa Hồn và Xác:

Hồn Trương Ba

Xác hàng thịt

Mục đích

Phủ định sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt.

Khẳng định đời sống riêng: nguyên vẹn trong sạch, thẳng thắn

Khẳng định sự phụ thuộc của hồn vào xác. Dồn Trương Ba vào thế đuối lí buộc phải thỏa hiệp, quy phục.

Cử chỉ

Ôm đầu, đứng vụt dậy, nhìn chân tay, bịt tai lại

-> Đau khổ, tức giận, bất lực

Lắc đầu

-> Tỏ vẻ thương hại

Xưng hô

Mày – Ta

Ông – Tôi

Giọng điệu

Giận dữ, khinh bỉ, mắng mỏ, đồng thời ngậm ngùi tuyệt vọng

Ngạo nghễ thách thức, mỉa mai, giễu cợt

Vị thế

Bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lí, tuyệt vọng à Người thua cuộc, chấp nhận trở lại xác hàng thịt.

Chủ động đặt nhiều câu hỏi phản biện à Kẻ thắng thế, buộc được hồn Trương Ba quy phục mình

- Ý nghĩa: Sự thay đổi trong thái độ của Trương Ba cho thấy bi kịch của nhân vật, sự đấu tranh giữa hai mặt thể xác và tâm hồn.

+ Phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt quyết liệt, sự giằng xé trong nội tâm ông Trương Ba.

+ Đó là quá trình nhân vật tự đấu tranh với chính mình để thanh lọc tâm hồn, tìm lại chính mình.

+ Là quá trình tự nhận thức đau đớn, nhức nhối nhưng cũng vô cùng trung thực và dũng cảm.

3. Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích

- Lời thoại:

Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn có ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông.

Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

Đế Thích: (không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì?

Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này.

Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt?

- Hồn Trương Ba:Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!

Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống.

* Ý nghĩa của màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích:

- Sự sống đáng quý nhưng không thể sống bằng bất cứ giá nào.

- Sự sống chỉ có ý nghĩa và con người chỉ thấy thanh thản khi sống là chính mình, hài hòa giữa bên ngoài và bên trong.

- Mọi sự chắp vá, gượng ép chỉ khiến Trương Ba trở thành nhân vật quái gở mang tên “hồn Trương Ba da hàng thịt”, đem lại đau khổ cho bản thân và người xung quanh.

*Vai trò của sự đối lập giữa các quan điểm trong việc xây dựng xung đột kịch: tạo kịch tính, xung đột đẩy lên cao trào.

4. Cái chết của ông Trương Ba cho thấy 3 đặc điểm của nhân vật kịch

- Làm nổi bật xung đột, mâu thuẫn gay gắt trong nội tâm nhân vật Trương Ba; trong cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác giữa nhân cách đạo đức, và bản năng, dục vọng; giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác trong chính nhân vật Trương Ba và rộng hơn là ngoài xã hội và cuộc đời.

- Làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của Trương Ba: nhân vật trong bi kịch thường có những phẩm chất và năng lực vượt trội. Ông Trương Ba cũng là người như vậy, ông có nhân cách cao đẹp, linh hồn cao khiết, có lòng tự trọng, tự tôn, nhân ái và dũng cảm, dám chấp nhận cái chết để bảo vệ nhân cách.

- Làm nổi bật bi kịch của Trương Ba, cuộc đời đôi khi đầy oan trái, để giữ vững nhân cách, sống tử tế với danh xưng con người, người ta bắt buộc phải chết.

5. Ý nghĩa nhân sinh của vở kịch

- Khi phải sống trong cái dung tục tầm thường, xấu xa, con người sẽ rất dễ bị lấn át, điều khiển, sai khiến.

- Trong cuộc chiến đấu với cái ác, cái xấu, nếu không dũng cảm, đấu tranh quyết liệt, sẽ thất bại.

- Luôn có cuộc đấu tranh gay gắt muôn đời: giữa cái đẹp – xấu; thiện – ác; cái cao cả - thấp hèn.

- Khi còn biết đấu tranh, muốn đấu tranh con người còn có lương tâm, lương tri, và họ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến bảo vệ nhân cách trước cái ác, cái xấu.

- Không nên quá đề cao đời sống tinh thần, coi thường đời sống vật chất.

- Cảnh báo trò chơi tâm hồn hay thói giả dối, bao biện, vô trách nhiệm.

- Con người phải là chính mình, không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo.

- Cần có sự phù hợp giữa cái bên trong và cái bên ngoài.

- Con người phải sống tự lập, phải dựa vào chính mình.

- Sống là quan trọng nhưng quan trọng hơn còn là sống như thế nào

- Có những sai lầm buộc phải chấp nhận và trả giá; có những cái sai không thể sửa chữa được; thậm chí phải trả giá bằng cả cuộc đời.

- Củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp trước cái ác, cái xấu.

IV. Đọc tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

VII

NHÀ TRƯƠNG BA

Tóm lược các lớp (Trương Ba – Trưởng Hoạt; Trương Ba – lí trưởng – con trai Trương Ba. (Trương Ba – con dâu - cháu gái): Trưởng Hoạt sang nhà Trương Ba phê phán Trương Ba dạo này đổi tính, đói nết Lí trưởng lại đến sách nhiễu Con trai tỏ ra hư hỏng hơn. Cháu gái không nhận ông Con dâu than phiền bố chồng thay đổi Trương Ba rất đau khổ.

Hồn Trương Ba : (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt đậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc ! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!

(Tới đây, bắt đầu lớp kịch “Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác”. Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện hình lờ mờ trong dáng nhân vật Trương Ba thật. Thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chống và lúc này chỉ còn là thân xác.)

Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!

Hồn Trương Ba: Nói láo ! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!

Xác hàng thịt: Có thật thế không?

Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hoà với nhau làm một rồi!

Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!

Hồn Trương Ba: (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!

Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.

Hồn Trương Ba: Chiều chuộng ?

Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện!

Xác hàng thịt: Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu, tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và với người khác đấy chứ! Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!

Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!

Xác hàng thịt: (an ủi) Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi, đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu! Phải sống hoà thuận với nhau thôi ! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!

Vợ Trương Ba: Cái Gái chưa về hả ông ?

Hồn Trương Ba: (thẫn thờ) Chưa.

Vợ Trương Ba: Nó sang nhà cu Tị từ sớm. Cu Tị bị ốm nặng.

Hồn Trương Ba: Ốm nặng? Vậy mà tôi không biết!

Hồn Trương Ba: Sao bà lại nói thế?

Hồn Trương Ba: Đi đâu?

Hồn Trương Ba: Bà! (sau một hồi lâu) Sao lại đến nông nỗi này?

Hồn Trương Ba: Thật sao? Không được!

Hồn Trương Ba: Bà! (ngồi xuống, tay ôm đầu).

(Khi Hồn Trương Ba ngẩng lên thì đã thấy cái Gái đứng trước mặt với cái nhìn lặng lẽ, soi mói.)

Cái Gái: (lùi lại) Tôi không phải là cháu của ông!

Cái Gái: Ông nội tôi chết rồi. Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông! Ông dám nhận là ông nội, dám đụng vào cây cối trong vườn của ông nội tôi.

Cái Gái: Quý cây! Hừ, tôi phải rình lúc này, cả nhà đi vắng hết để đến nói với ông: Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn ông tôi nữa! Ông mà quý cây à? Sáng qua, tôi để ý lúc ông chiết cây cam, bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm! Ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy!

Cái Gái: Đừng vờ! Chính ông làm cu Tị thêm khổ thì có! Cu Tị nó cũng rất ghét ông! Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi! (vừa khóc vừa chạy vụt đi)

(Chị con dâu Trương Ba ở trong nhà ra, nghe thấy những lời cuối cùng của cái Gái.)

Hồn Trương Ba: Đến lúc này, cả nhà chỉ còn mình con vẫn thương thầy như xưa.

Hồn Trương Ba: Thầy đã làm u khổ. Có lẽ cái ngày u chôn xác thầy xuống đất, tưởng thầy đã chết hẳn, u cũng không khổ bằng bây giờ.

Hồn Trương Ba: (mặt lặng ngắt như tảng đá) Giờ thì cả con cũng…

Chị con dâu: Thầy đừng giận nếu con đã nói điều gì không phải.

(Chị con dâu từ từ lui ra.)

(Đứng dậy, lập cập nhưng quả quyết, đến bên cột nhà, lấy một nên hương châm lửa, thắp lên. Đế Thích xuất hiện.)

Đế Thích: Ông Trương Ba! (thấy vẻ nhợt nhạt của Hồn Trương Ba) Ông có ốm đau gì không? Một tuần nay tôi bị canh giữ chặt quá, không xuống đánh cờ với ông được, nhưng ông đốt hương gọi, đoán là ông có chuyện khẩn, tôi liều mạng xuống ngay. Có việc gì thế?

Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tới không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

Hồn Trương Ba: Không thể bén trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tới toàn vẹn.

Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi số Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!

Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tới sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

Đế Thích: (không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì?

Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này.

Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt?

Đế Thích: Nhưng thế hồn ông muốn trú vào đâu ?

Đế Thích: Sao ông lại tính nước ấy! Rắc rối thật! Tôi đã phạm phép giời một lần. Trên thiên đình người ta còn đang treo tội tôi đấy để chờ xét xử. Tôi chẳng sợ, họ doạ thế chứ chưa chắc đã làm gì được tới. Trị tội hết tiền hết thần thì lấy gì cho dân chúng họ thờ! Cái khó nghĩ bây giờ là sắp xếp cho hồn ông nhập vào đâu đây? (đi lại, suy nghĩ, bỗng lắng nghe) Có tiếng khóc ran lên từ đâu ấy nhỉ? Từ nhà ai?

Hồn Trương Ba: (cũng nhìn ra ngoài) Từ phía nhà chị Lụa mẹ cu Tị.

(Cái Gái chạy vào nhà, nước mắt đầm đìa.)

Đế Thích: Kiểu này, chắc lại do hai ông Nam Tào, Bắc Đẩu tắc trách gạch tên bừa, hoặc cũng do bà Vương Hầu ép, bà ấy không ưa trẻ con. Lệnh của bà ấy thì chẳng ai cưỡng được! (bần thần nghĩ ngợi) A, hay quá, tôi nghĩ ra rồi! Ông Trương Ba! Tôi sẽ giúp ông một lần nữa! Ngay bây giờ đây, ông sẽ trả cái thân thể này cho anh hàng thịt, tôi sẽ làm cho hồn ông nhập vào xác cu Tị. Như vậy là anh hàng thịt được sống, hồn ông vẫn có chỗ trú, mà cái thân thể bé nhỏ của cu Tị sẽ không bị mất đi. Ông thấy được không?

Hồn Trương Ba: Nhập vào xác cu Tị? Tôi?

Đế Thích: Chắc nó sẽ thích. Nó thân với cu Tị mà.

Hồn Trương Ba: (lắc đầu) Sợ chỉ càng oái oăm rắc rối hơn. Trẻ con phải ra trẻ con, người lớn phải ra người lớn. Thằng cu Tị bỗng thành ông nội, con bé đời nào chịu. Tôi đã lường trước thấy bao sự không ổn, ông Đế Thích ạ.

Đế Thích: Trong thân một đứa bé, ông sẽ có cả cuộc đời trước mặt.

Hồn Trương Ba: Để rồi, chẳng bao lâu nữa, bà nhà tôi, bạn bè cùng lứa với tôi như bác Trưởng Hoạt lần lượt nằm xuống, mình tôi vẫn phải sống suốt bao năm tháng dằng dặc. Mình tôi giữa đám người hậu sinh. Những gì chúng thích thì tôi ghét, những gì tôi thích chúng chẳng ưa. Tôi sẽ như ông khách ngồi dai ở nhà người ta, mọi khách khứa đã về cả rồi, mình vẫn dầm dề nán lại. Tôi sẽ bơ vơ lạc lõng, hoặc sẽ trở nên thảm hại đáng ghét như kẻ tham lam, một kẻ lí ra phải chết từ lâu mà vẫn cứ sống, cứ trẻ khoẻ, cứ ngang nhiên hưởng thụ mọi thứ lộc trời! Vô lí lắm! Không! Tôi không thể cướp cái thân thể non nớt của cu Tị. (nhìn ra ngoài) Tiếng chị Lụa gào khóc nghe đứt ruột! Mất đứa con, chị ấy làm sao sống được? (đột ngột) Ông Đế Thích, hồn cu Tị bây giờ ở đâu?

Đế Thích: Tôi đã nói với ông rồi: ra khỏi thân xác, hồn chẳng còn là gì nữa!

Hồn Trương Ba: Ông hãy đưa hồn cu Tị về nhập lại vào xác nó, cho nó được sống lại!

Hồn Trương Ba: Ông hãy cứu nó! Ông phải cứu nó! Ông có biết đứa con đối với người mẹ là thế nào không ? Còn to lớn hơn cả ý muốn bà Tây Vương Mẫu nhà ông. Ông Đế Thích, vì con trẻ ông ạ, vì con trẻ! Ông hãy giúp tôi lần cuối cùng. Tôi sẽ không bao giờ làm phiền ông nữa, không đòi ông điều gì nữa!

(lấy bỏ hương ra) Đây! (bẻ gãy cả bó)

Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống.

Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đùng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn..

Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa, không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Rồi đây, ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa.

Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! Còn lấy lí lẽ gì khuyên thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được? Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Hoạ chăng chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc.

Hồn Trương Ba: Vì để chứng minh ông tồn tại mà tôi cứ phải tiếp tục cuộc sống không phải là tôi ư? Không, ông phải tồn tại lấy chứ!

Đế Thích: Nhưng không đánh cờ, Đế Thích sẽ không còn là Đế Thích.

Hồn Trương Ba: Người ta đánh cờ là để rèn luyện tâm trí, để sảng khoái minh mẫn hơn mà sống! Còn ông đánh cờ chỉ để chứng tỏ mình là tiên cờ! Nói thật với ông: Nếu còn tiếp tục sống, tôi cũng chẳng thích đánh cờ với ông nữa! Đánh cờ với ông chán lắm! Không có gì chán bằng đánh cờ với tiên!

Đế Thích: (suy nghĩ) Con người dưới hạ giới các ông thật kì lạ.

Hồn Trương Ba: Không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa.

(Lược một đoạn : Nam Tào và Bắc Đẩu hiện ra bảo cho Đế Thích biết Ngọc Hoàng đã tha cho Đế Thích tội nhập hồn Trương Ba vào xác hàng thịt và cho phép hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong xác hàng thịt, Hồn Trương Ba không chấp nhận sống trong thân xác người khác, yêu cầu mọi người sang nhà chị Lụa báo tin cu Tị được sống lại còn mình quyết chết để trả xác cho anh hàng thịt Trước khi lìa đời, Hồn Trương Ba dặn dò, an ủi vĩnh biệt vợ con)

ĐOẠN KẾT

Bà vợ Trương Ba xuất hiện ở phía trước sân khấu.

Vợ Trương Ba: Ông ở đâu? Ông ở đâu?

(Giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chòn xuất hiện.)

(Dưới một gốc cây, hiện lên cu Tị và cái Gái.)

Cái Gái: (tay cầm một trái na) Cây na này, ông nội tớ trồng đấy! Quả to mà ngon lắm! Ta ăn chung nhé!

(Bẻ quả na đưa cho cu Tị một nửa. Đôi trẻ ăn ngon lành. Cái Gái lấy những hạt na vùi xuống đất.)

Cu Tị: Cậu làm gì thế?

V. Sơ đồ tư duy Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều (ảnh 1)

Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều (ảnh 1)

Write your answer here

Popular Tags

© 2025 Pitomath. All rights reserved.