
Anonymous
0
0
Thương nhớ mùa xuân - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Tác giả tác phẩm: Thương nhớ mùa xuân - Ngữ văn 11
I. Tác giả Vũ Bằng
- Vũ Bằng (3 tháng 6 năm 1913 – 7 tháng 4 năm 1984), họ và tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo của Việt Nam.
- Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký. Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo.
- Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm.
- Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn. Trong lãnh vực báo chí, ngay từ trong thập niên 30, thập niên 40, nghĩa là lúc ông còn rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn…
- Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ y khoa. Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương.
- Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội(bút ký, 1960),Miếng lạ miền Nam(bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai(hồi ký, 1972).
II. Tìm hiểu tác phẩm Thương nhớ mùa xuân
1. Thể loại
- Văn bản thuộc thể loại: tùy bút
2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Thương nhớ mười hai (1971) là một tùy bút đặc sắc, thể hiện tình cảm nhớ thương gia đình, quê hương miền Bắc và Hà Nội của nhà văn trong bối cảnh ông phải sống xa quê hương vì chiến tranh chia cắt đất nước. Tác phẩm là những trang vǎn về thiên nhiên, con người, phong tục của người Việt ở Bắc Bộ qua mười hai tháng trong một năm, mỗi tháng đều mang đặc trưng riêng.
- Đoạn trích trong SGK viết về tháng Giêng, thuộc chương một của tác phẩm.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh, nghị luận.
4. Bố cục văn bản Thương nhớ mùa xuân
- Phần (1): Giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân miên Bắc.
- Phần (2): Không khí, con người, cảnh sắc thiên nhiên đặc trưng của Hà Nội vào mùa xuân.
- Phần (3): Thời tiết đặc trưng và nếp sinh hoạt của người Hà Nội sau rằm tháng Giêng.
- Phần (4): Vẻ đẹp độc đáo của trăng non tháng Giêng.
5. Tóm tắt Thương nhớ mùa xuân
6. Giá trị nội dung
7. Giá trị nghệ thuật
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thương nhớ mùa xuân
1. Vẻ đẹp của mùa xuân đất Bắc
- Cách tác giả giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân:
+ Tác giả giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân bằng tình yêu hiển nhiên của con người dành cho nó: “Ai bảo được non đừng thương nước, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”.
Những quy luật tự nhiên của con người như trai yêu gái, non thương nước, mẹ yêu con, bướm yêu hoa thì ai cũng phải công nhận, thì tình yêu mùa xuân của con người cũng tự nhiên như thế, chẳng ai có thể cấm được. Mùa xuân vốn cũng đẹp, dịu dàng thế nên ai mà chẳng yêu mến mùa xuân.
Tác giả còn hình dung tình yêu mùa xuân của chàng trai và cô gái trẻ rạo rực như nhựa sống trong lòng, chỉ chờ dịp đặc biệt nào đó mà bất ngờ bung tỏa. Trong từng nhành mai, gốc đào đều rạo rực nhựa sống; núi cũng chuyển mình, sông hồ cũng rung động trong cuộc đổi thay của cuộc đời.
=> Cách mở bài tự nhiên, độc đáo, giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Cảnh sắc và con người Hà Nội vào mùa xuân
+ Mùa xuân Hà Nội được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thời tiết, âm thanh:
mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
=> Mùa xuân mang vẻ đẹp rực rỡ, tràn trề nhựa sống.
+ Vẻ đẹp con người khi xuân đến: Say sưa ngây ngất trước mùa xuân tươi đẹp; Muốn phát điên lên , không chịu được máu căng lên , tim trẻ ra , đập mạnh hơn, thèm khát yêu thương
+ Không khí gia đình đón Tết : Nhang trầm; Đèn nến; Đoàn tụ êm đềm; Trên kính dưới nhường; Đầm ấm , xum vầy
=>Mùa xuân tươi đẹp, đầm ấm tràn trề sức sống và những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, là nét văn hóa truyền thống.
- Thời tiết đặc trưng và nếp sinh hoạt của người Hà Nội sau rằm tháng Giêng
+ Cảnh sắc thiên nhiên, thời tiết: Đào hơi phai nhụy còn phong; Cỏ nức mùi hương;
+ Con người: Trở về nếp sống thường ngày: bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh; Cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải đã hạ xuống; Các trò vui kết thúc trở về cuộc sống thường ngày.
=> Cảnh sắc thiên nhiên đẹp, không khí sinh hoạt của con người trở về nếp sống êm đềm thường nhật. Tuy thiên nhiên, nhịp sống có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người với cái mới mẻ của nó.
- Vẻ đẹp độc đáo của trăng non tháng Giêng
+ Trăng tháng Giêng mọc vào “Những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc”
=> Trong cảm nhận có phần “thiên vị” của tác giả, trăng tháng Giêng trong trẻo, đẹp huyền ảo, thơ mộng.
2. Tình cảm của tác giả với mùa xuân
- Trong văn bản, cái "tôi" tác giả thể hiện tình yêu, nỗi nhớ thương da diết về mùa xuân miền Bắc (lúc này, tác giả phải sống xa quê hương vì đất nước chia cắt). Đó cũng là cái “tôi” yêu quê hương đất nước mãnh liệt, nồng nàn.
- Một số câu vǎn thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc:
+ Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.
+ Ðẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
3. Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản
+ Ngôn ngữ đan xen giữa yếu tố tự sự và trữ tình: bên cạnh lời kể có nhiều tính từ, từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh và ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu cảm xúc.
IV. Đọc tác phẩm Thương nhớ mùa xuân
Thương nhớ mùa xuân
(trích Thương nhớ mười hai)
Vũ Bằng
Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng Giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng
thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô
gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
Ởi ơi người em gái xoã tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy
rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia
yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe
thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải vì đấy là mùa xanh nên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?
Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.
Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huệ tình của cô gái đẹp như thơ mộng
Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo
lông, ngậm một ống điếu, mở cửa di ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ
êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó — có lẽ là sự sống!
Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươm, đợi đến sâm sẩm tối ra ngồi ở Thuỷ Tạ nhìn
các cô gái đẹp như tiên mặc áo nhung, áo len trăm màu ngàn sắc, in bóng hình
xuống đáy nước lung linh; anh có thể vào một nhà hát thưởng vài khẩu trống”,
“mở quả mứt” phong bao cho các chị em, rồi uống với mỗi em một li rượu “lấy
may”; anh có thể đi vào một ngôi chùa khỏi nhang nghi ngút, dưa mắt nhìn xem có
Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điện lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nại, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ tỉ tỉ giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.
Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh
hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà
cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa.
Y như những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại
bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.
Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên
kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
Đẹp quá đi, mùa xuân ơi — mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng,
Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mát.
Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho
mưa phùn, không còn làm cho nền trời dùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve sầu mới lột.
Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cả
om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn
mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống
từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.
Các con lại đi học cả rồi. Dưới nhà, người làm ngồi nhắc lại chuyện Tết với nhau
“tiền mở hàng được tất cả mười hai đồng” và “đánh tam cúc thua mất ba đồng mốt”. Một cảnh thanh bình thú vị diễn ra thấp thoáng ở ngoài vườn, sân gác.
Bảo là nóng ư? Không. Bảo là rét ư? Không. Thời tiết lúc đó kì lạ lắm: rét vẫn còn vương trên ngọn xoan đào, nhưng đất ở ngoài vườn khô ráo, sạch bong, mịn màng như thể đất rừng Đà Lạt sau một đêm sương, và qua những kẽ lá chòm cây, có những bông hoa nắng rung rinh trong bể nước.
Đêm xanh biêng biếc, tuy chưa có mưa rây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng cánh
Cuối tháng Giêng, có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ
chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao trên đỉnh đầu.
Cái trăng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng lộng lẫy như
trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình.
Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào
giữa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến.
Nằm ở trên cái giường tre ngoài vườn kê dưới một gốc lan tây(2 thơm phức, mình
nghe rõ ràng có tiếng trăng thủ thi thì thầm. Ở nhà ngoài, vọng vào câu chuyện của
mấy cô hàng xóm. Không, vào tháng Giêng, người Bắc Việt ít có giải trí nghèo nàn
trong rạp hát, nhà xỉ nế hay tiệm nhảy: một bà nói chuyện mới đi lễ chùa Trầm về,
xin được một cây xâm “thượng thượng”4); một cô khác trịnh trọng đưa biểu người
chị em thân một gói quả Thiết Quan Âm của ông bác vừa ở Trùng Khánh về ăn Tết; một bà khác nữa giở hộp trầu ra, vừa nhai vừa cuốn theo lối “sâu kèn” những điếu thuốc lá ta ướp hoa ngâu.
Vào khoảng nửa đêm, thành phố im lăng lắng. Có mấy hạt mưa xuân bắt đầu.
Người chồng đóng cửa lại, vào nhà. Không khí lại càng thân mật thêm lên. Chắt
chịu trong mười mấy năm trời, kể từ lúc còn hai bữa cơm đèn cho đến bây giờ có
đồng ra đồng vào, người vợ đêm xuân cảm thấy con tim có cánh, rót hai li rượu nhỏ màu trăng cùng đối ẩm với người chồng lấy nhau từ lúc hãy còn nghèo túng. Này, trầu vàng, vỏ tía ngon đáo để, hay là ta ăn một miếng, rồi bói một quẻ Kiều dầu năm xem xấu tốt ra sao hãy đi ngủ, hở mình?
và cảm như tất cả những cái vui đẹp, say sưa đó thuộc vào một tiền kiếp xa xôi.
(Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh, 1989)