
Anonymous
0
0
Lý thuyết Tập hợp và các phép toán trên tập hợp - Toán 10 Kết nối tri thức
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Lý thuyết Toán 10 Bài 2. Tập hợp và các phép toán trên tập hợp - Kết nối tri thức
Bài giảng Toán 10 Bài 2. Tập hợp và các phép toán trên tập hợp - Kết nối tri thức
A. Lý thuyết
1. Các khái niệm cơ bản về tập hợp
1.1. Tập hợp
• Có thể mô tả một tập hợp bằng một trong hai cách sau:
Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp;
Cách 2. Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
- a ∈ S: phần tử a thuộc tập hợp S.
- a ∉ S: phần tử a không thuộc tập hợp S.
Chú ý: Số phần tử của tập hợp S được kí hiệu là n(S).
Ví dụ:
- Cho tập hợp A là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 2, lớn hơn 5 và nhỏ hơn 15.
+ Ta mô tả tập hợp A bằng hai cách như sau:
Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp: A = {6; 8; 10; 12; 14};
Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phẩn tử: A = {| n ⁝ 2, 5 < n < 15}.
+ Tập hợp A có 5 phần tử, ta viết: n(A) = 5.
+ 10 thuộc tập hợp A, ta viết 10 ∈ A.
+ 15 không thuộc tập hợp A, ta viết 15 ∉ A.
• Tập hợp không chứa phần tử nào được gọi là tập rỗng, kí hiệu là .
Ví dụ:
+ Tập hợp các nghiệm của phương trình x2 + 1 = 0 là tập rỗng;
+ Tập hợp những người sống trên Mặt Trời là tập rỗng.
1.2. Tập hợp con
• Nếu mọi phần tử của tập hợp T đều là phần tử của tập hợp S thì ta nói T là một tập hợp con (tập con) của S và viết là T ⊂ S (đọc là T chứa trong S hoặc T là tập con của S).
- Thay cho T ⊂ S, ta còn viết S ⊃ T (đọc là S chứa T).
- Kí hiệu T ⊄ S để chỉ T không là tập con của S.
Nhận xét:
- Từ định nghĩa trên, T là tập con của S nếu mệnh đề sau đúng:
∀ x, x ∈ T ⇒ x ∈ S.
- Quy ước tập rỗng là tập con của mọi tập hợp.
• Người ta thường minh họa một tập hợp bằng một hình phẳng được bao quanh bởi một đường kín, gọi là biểu đồ Ven.
Minh họa T là một tập con của S như sau:
Ví dụ: Cho các tập hợp: T = {2; 3; 5}, S = {2; 3; 5; 7; 9}, M = {2; 3; 4; 5}.
- Tập hợp T là tập con của tập hợp S (do mọi phần tử của T đều thuộc S).
- Tập hợp M không là tập hợp con của tập hợp S (do có phần tử 4 thuộc M nhưng không thuộc S).
1.3. Hai tập hợp bằng nhau
- Hai tập hợp S và T được gọi là hai tập hợp bằng nhau nếu mỗi phần tử của T cũng là phần tử của tập hợp S và ngược lại. Kí hiệu là S = T.
- Nếu S ⊂ T và T ⊂ S thì S = T.
Ví dụ: Cho 2 tập hợp: S = {n | n là bội chung của 2 và 3; n < 20} và T = {n | n là bội của 6; n < 20}.
Ta có: 2 = 2, 3 = 3
⇒ BCNN(2; 3) = 2.3 = 6
⇒ BC(2; 3) = B(6) ={0; 6; 12; 18}
⇒ S = {0; 6; 12; 18}
Ta có các bội của 6 và nhỏ hơn 20 là: 0; 6; 12; 18.
T = {0; 6; 12; 18}.
Vậy S = T.
2. Các tập hợp số
2.1. Mối quan hệ giữa các tập hợp số
- Tập hợp các số nguyên ℤ gồm các số tự nhiên và số nguyên âm:
- Tập hợp các số hữu tỉ ℚ gồm các số được viết dưới dạng phân số , với a, b ∈ ℤ, b ≠ 0.
Số hữu tỉ còn được biểu diễn dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
- Tập hợp các số thực ℝ gồm các số hữu tỉ và các số vô tỉ. Số vô tỉ là các số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
- Mối quan hệ giữa các tập hợp số: ℕ ⊂ ℤ ⊂ ℚ ⊂ ℝ.
Ví dụ: Cho tập hợp B = {– 1; 2; 4; 10}.
- Tập hợp B chứa số – 1 không phải là số tự nhiên nên B không là tập con của ℕ.
- Tập hợp B gồm các số nguyên: – 1; 2; 4; 10 nên B là tập con của ℤ.
- Các số nguyên cũng là các số hữu tỉ và cũng là các số thực, nên B cũng là tập con của ℚ và ℝ.
2.2. Các tập con thường dùng của ℝ
- Một số tập con thường dùng của tập số thực ℝ:
+ Khoảng:
+ Đoạn
+ Nửa khoảng
- Kí hiệu + ∞: Đọc là dương vô cực (hoặc dương vô cùng).
- Kí hiệu – ∞: Đọc là âm vô cực (hoặc âm vô cùng).
- a, b gọi là các đầu mút của đoạn, khoảng hay nửa khoảng.
Ví dụ:
+ Ta có: 5 < x ≤ 10 thì ta viết x ∈ (5; 10].
+ Ta có: D = {x | x < 3} = (– ∞; 3).
3. Các phép toán trên tập hợp
3.1. Giao của hai tập hợp
Tập hợp gồm các phần tử thuộc cả hai tập hợp S và T gọi là giao của hai tập hợp S và T, kí hiệu là S ∩ T.
S ∩ T = {x | x ∈ S và x ∈ T}.
Ví dụ: Cho 2 tập hợp: A = {5; 7; 8} và B = {1; 2; 4; 5; 8}.
Giao của 2 tập hợp trên là tập hợp C = A ∩ B = {5; 8}.
3.2. Hợp của hai tập hợp
- Tập hợp gồm các phần tử thuộc tập hợp S hoặc thuộc tập hợp T gọi là hợp của hai tập hợp S và T, kí hiệu là S ∪ T.
S ∪ T = {x | x ∈ S hoặc x ∈ T}.
Ví dụ: Cho 2 tập hợp: S = {1; 2; 3; 5} và T = {2; 4; 6; 7}.
Tập hợp là hợp của hai tập hợp trên là K = S ∪ T = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}.
3.3. Hiệu của hai tập hợp
- Hiệu của hai tập hợp S và T là tập hợp gồm các phần tử thuộc S nhưng không thuộc T, kí hiệu là S \ T.
S \ T = {x | x ∈ S và x ∉ T}.
- Nếu T ⊂ S thì S \ T được gọi là phần bù của T trong S, kí hiệu CST.
Chú ý: .
Ví dụ: Cho các tập hợp: S = {1; 2; 3; 4; 5; 7; 8}; T = {4; 5; 6; 7; 8; 9}; X = {x | x là các số nguyên dương nhỏ hơn 9}. Tìm các tập hợp sau: S \ T; T \ S; X \ S.
Ta có: S \ T = {1; 2; 3};
T \ S = {6; 9}.
Ta lại có: X = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8}
Vì mọi phần tử của tập S đều thuộc tập X nên S ⊂ X.
Phần bù của S trong X là X \ S = CXS = {6}.
B. Bài tập tự luyện
B1. Bài tập tự luận
Bài 1. Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số.
a) [– 3; 1) ∪ (0; 4];
b) (− 2; 15) ∪ (3; + ∞);
c) (− 12; 3] ∩ [− 1; 4];
d) ℝ \ (2; + ∞).
Hướng dẫn giải
a) [– 3; 1) ∪ (0; 4] = [– 3; 4]
b) (− 2; 15) ∪ (3; + ∞) = (− 2; +∞)
c)(− 12; 3] ∩ [− 1; 4] = [− 1; 3]
d) ℝ \ (2; + ∞) = (− ∞; 2]
Bài 2. Hãy viết tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử.
a) A là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 4 và nhỏ hơn 20.
b) B là tập hợp các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ.
Hướng dẫn giải
a) Các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 20 là: 0, 4, 8, 12, 16.
Ta viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử như sau:
A = {0; 4; 8; 12; 16}.
Tập hợp A có 7 phần tử, ta viết n(A) = 5.
Ngoài ra ta cũng có thể viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng là:
A = {x | x ⁝ 4; x < 20}.
b) Các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Do đó: B = {Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị}.
Tập hợp B có 5 phần tử, ta viết n(B) = 5.
Bài 3. Cho các tập hợp: và .
a) Viết tập hợp A và B bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.
b) Xác định các tập hợp A ∩ B, A ∪ B, A \ B, B \ A.
Hướng dẫn giải
a) Vì nên A là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 10.
Do đó: A = {0; 3; 6; 9}.
Vì nên B là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 2 và nhỏ hơn 10.
Do đó: B = {0; 2; 4; 6; 8}.
b) A ∩ B = {x | x ∈ A và x ∈ B} = {0; 6};
A ∪ B = {x | x ∈ A hoặc x ∈ B} = {0; 2; 3; 4; 6; 8; 9};
A \ B = {x | x ∈ A và x ∉ B} = {3; 9};
B \ A = {x | x ∈ B và x ∉ A} = {2; 4; 8}.
B2. Bài tập trắc nghiệm
Bài 4.Cho A = {0; 1; 2; 3; 4}; B = {2; 3; 4; 5; 6}. Tìm tập
A. {5; 6};
B. {1; 2};
C. {2; 3; 4};
D. {0; 1; 5; 6}.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Ta có tập hợp A\B là tập các phần tử thuộc tập A nhưng không thuộc tập B nên .
Tập hợp B\A là tập các phần tử thuộc tập B nhưng không thuộc tập A nên .
.
Bài 5.Một lớp học có 16 học sinh học giỏi môn Toán; 12 học sinh học giỏi môn Văn; 8 học sinh vừa học giỏi môn Toán và Văn; 19 học sinh không học giỏi cả hai môn Toán và Văn. Hỏi lớp học có bao nhiêu học sinh?
A. 31;
B.54;
C.39;
D.47.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Gọi A là tập hợp gồm các học sinh trong lớp; B là tập số học sinh giỏi Toán; C là tập số học sinh giỏi Văn; D là tập số học sinh không giỏi cả 2 môn Toán và Văn.
Khi đó n(B) = 16, n(C) = 12, n(B∩C) = 8, n(D) = 19.
Số học sinh trong lớp giỏi ít nhất một trong hai môn Toán hoặc Văn là:
n(B∪C) = n(B) + n(C) - n(B∩C) = 16 + 12 – 8 = 20.
Ta có A =
Số học sinh trong lớp là: n(A) = n(B∪C) + n(D) = 20 + 19 = 39 (học sinh).
Được thể hiện trong biểu đồ Ven như sau:
Bài 6.Cho hai tập A = [–1 ; 3); B = [a; a + 3]. Với giá trị nào của a thì .
A. ;
B. ;
C. ;
D. .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
.