
Anonymous
0
0
Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) | Ngắn nhất Soạn văn 11
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) (ngắn nhất)
Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) ngắn gọn:
Câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)
* Giăng Van - giăng:
- Đứng trước cái ác, chỉ với mong ước có thêm thời gian để đưa Cô-dét về cho Phăng-tin mà Giăng Van-giăng đã sẵn sàng chấp nhận tất cả.
- Giăng Van-giăng đã nhún nhường, thậm chí nhẫn nhục trước Gia-ve để mong có thể thực hiện được cái ước nguyện kia. Tình thế của nhân vật trong hoàn cảnh này là rất khó xử (trước đó, vì để làm yên lòng Phăng-tin, Giăng Van-giăng đã nói dối chị rằng ông đã đưa Cô-dét về rồi). Một mặt vừa phải van nài tên thanh tra biến chất, mặt khác lại phải e dè để tránh cho Phăng-tin không phải chịu cái tin quá đột ngột có thể gây sốc cho chị, hoàn cảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được toàn diện những phẩm chất đẹp của nhân vật.
* Gia-ve:
- Đối lập với Giăng Van-giăng là hình ảnh một Gia-ve độc ác.
- Trong đoạn trích, sự độc ác của Gia-ve mới đầu chỉ được thể hiện bằng vẻ mặt đắc chí và bằng những lời nói cộc lốc, thô lỗ. Nhưng khi kịch tính của truyện dần lên cao, hắn đã sẵn sàng chà đạp lên tất cả. Thậm chí, khi Phăng-tin đã tắt thở, Gia-ve vẫn chẳng hề có chút xao động gì. Với hắn, điều quan trọng nhất là không thế nào đánh mất cơ hội tiêu diệt Giăng Van-giăng.
* Ý nghĩa:
- Làm nổi bật sự tương phản giữa hai nhân vật: Gia-ve như một con thú khát máu đang săn mồi – Giăng Van-giăng là con người bản lĩnh, tràn đầy tình yêu thương.
- Làm nổi bật sự đối lập giữa thiện và ác, yêu thương và bạo tàn.
Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)
Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ:
- Mọi chi tiết về ngôn ngữ, hành động, cử chỉ đều quy chiếu nhân vật Gia-ve vào ẩn dụ về một con ác thú săn mồi.
- Diễn biến của đoạn trích, đặc biệt là đoạn kết khi tiễn biệt Phăng-tin về cõi vĩnh hằng, Giăng Van-Giăng được quy chiếu về hình ảnh của một con người của tình yêu thương, của một vị cứu tinh cao cả.
Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)
- Đoạn văn từ “Ông nói gì với chị?” đến “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn. Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này: Bình luận ngoại đề (hay “trữ tình ngoại đề”)
Câu 4 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)
Đoạn trích này thể hiện nhiều dấu hiệu nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn
- Những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc: phóng đại, so sánh và tương phản.
- Tuy nhiên điều quan trọng hơn là tất cả những biện pháp này đều bị chi phối bởi đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn - đó là trong khi đối lập thực tế với lý tưởng, chủ nghĩa lãng mạn hướng về khuynh hướng khẳng định thế giới lý tưởng.
- Thế giới lý tưởng của Hugo (biểu hiện qua hình ảnh người anh hùng lãng mạn giải quyết những bất công xã hội bằng giải pháp tình thương) có thể nhuộm màu ảo tưởng, song điều này vẫn bồi đắp cho con người một tình cảm và lý tưởng đẹp đẽ, không thể thiếu.
Phần Luyện tập
Câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)
Trong đoạn trích, Phăng-tin không đóng vai trò là một nhân vật chính. Tuy nhiên, cách thể hiện nhân vật vẫn góp phần thể hiện những nét đặc trưng nghệ thuật nổi bật của Hugo. Ở nhân vật này, một lần nữa, ta có thể minh hoạ lại nghệ thuật đối lập, như là một nét đặc trưng cho thế giới hình tượng của Hugo. Đó là:
a. Nghệ thuật miêu tả nhân vật. Tác giả sử dụng thủ pháp nghộ thuật đối lập:
+ Sự đối lập giữa:
Phăng-tin >< Gia-ve
Nạn nhân >< Đao phủ
+ Sự đối lập giữa:
Phăng-tin >< Giăng Van-giăng
Nạn nhân >< Vị cứu tinh
Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)
Từ sự phân tích trên đây, có thể thấy, Phăng-tin đóng vai trò quan trọng trong cốt truyện. Có thể xem nhân vật này chính là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác. Nhờ những câu chuyện xoay quanh số phận nhân vật này mà tính cách các nhân vật đối lập như Giăng Van-giăng và Gia-ve được thể hiện một cách nổi bật.
Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)
Trong đoạn trích, cũng như trong toàn thể thiên truyện, việc phân tuyến nhân vật là khá rõ và có nhiều nét giống với văn học dân gian. Đó là cách phân tuyến theo kiểu Thiện - Ác. Các nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin đối lập với Gia-ve. Việc sắp xếp tuyến nhân vật như vậy đồng thời cho hai tuyến xung đột quyết liệt với nhau sẽ giúp làm nổi bật trọn vẹn phẩm chất và tính cách của các nhân vật cũng như ý nghĩa tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.