
Anonymous
0
0
Soạn bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm hay, ngắn gọn
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Soạn bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Ngữ văn 8
A. Soạn bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm ngắn gọn:
I. Chuẩn bị ở nhà
1. Ôn tập về ngôi kể
Câu hỏi (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
a. - Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
- Kể theo ngôi thứ nhất: người kể xưng tôi, có thể trực tiếp nói ra những điều mình nghe thấy, nhìn thấy, trải qua, những suy nghĩ, tình cảm của chính mình → tăng tính chân thực, thuyết phục.
- Kể theo ngôi thứ ba: người kể giấu mình, gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng → linh hoạt, tự do hơn.
b. Ví dụ:
- Ngôi thứ nhất: Lão Hạc, Trong lòng mẹ, …
- Ngôi thứ ba: Tức nước vỡ bờ, Cô bé bán diêm,….
2. Chuẩn bị luyện nói
Câu hỏi (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất.
- Chuyển lời thoại trực tiếp thành lời kể gián tiếp.
- Chọn chi tiết miêu tả và lời biểu cảm cho sát với nhôi thứ nhất …
II. Luyện nói trên lớp
Câu hỏi (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Kể lại đoạn trích chị Dậu đánh nhau với cai lệ ở ngôi thứ nhất.
VD: Tôi tái xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay người nhà lí trưởng và van xin: “cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh được một lúc, ông tha cho! , “Tha này! tha này!” vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi….
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm:
I. Các yêu cầu
Bài học này yêu cầu các em luyện nói trong giờ Tập làm văn. Các em phải nói theo yêu cầu sau:
– Phải nói đúng theo nội dung quy định: kể chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
– Phải nói đúng cách quy định: đúng ngôi kể, đúng lòi kể của nhân vật; nói rõ ràng, lưu loát, biểu cảm…
Vì vậy, để có thể luyện tập có kết quả, các em cần phải xem lại một số điểm về cách kể chuyện trong văn tự sự đã học ở lớp 6.
II. Ngôi kể trong văn tự sự
Khi kể chuyện, người kể phải xác định ngôi kể của mình. Ngôi kể là vị trí giao tiếp, trò chuyện, tâm sự mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Có hai ngôi kể thưòng gặp:
– Kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
– Kể chuyện theo ngôi thứ ba.
III. Chú ý
– Cần kể chậm, đúng với người nói.
– Ngữ điệu của lời đối thoại vừa phải đúng thái độ, tình cảm của nhân vật, vừa phải, tách biệt rõ ràng với lời kể khác.
– Tránh kể với giọng đều đều từ đầu đến cuối.