
Anonymous
0
0
SBT Ngữ Văn 8 Nói và nghe (trang 51 SBT Ngữ Văn 8) - Chân trời sáng tạo
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Giải SBT Ngữ Văn 8 Nói và nghe (trang 51 SBT Ngữ Văn 8) - Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 51 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Em hãy tóm tắt quy trình thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Quy trình thảo luận |
Thao tác cần làm |
Lưu ý |
Bước 1: Chuẩn bị | ||
Bước 2: Thảo luận |
Trả lời:
Quy trình thảo luận |
Thao tác cần làm |
Lưu ý |
Bước 1: Chuẩn bị |
- Một nhóm nhở thảo luận nên gồm sáu thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công công việc, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý chép của các thành viên trong buổi thảo luận. - Để thống nhất nhất mục tiêu, thời gian của buổi thảo luận, cả nhóm cần trả lời câu hỏi: Mục đích của buổi thảo luận này là gì? Buổi thảo luận dự kiến diễn ra trong bao lâu? Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận? - Để việc thảo luận được hiệu quả, mỗi thành viên cần tự tả lời các câu hỏi: Trong buổi thảo luận nhóm, người nghe của em là ai? Với đối tượng người nghe đó, em chọn cách nói nào để thuyết phục? - Nhóm trưởng thông báo cho các thành viên vấn đề cần thảo luận. Mỗi thành viên về nhà tìm hiểu tư liệu, đưa ra ý kiến, lí lẽ, bằng chứng về vấn đề, dự kiến các ý kiến trái chiều và cách thức phản hồi. |
Các ý kiến của em về ý nghĩa của hoạt động xã hội với cộng đồng và bản thân, lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến |
Bước 2: Thảo luận |
- Nhóm trưởng dẫn dắt để các thành viên trình bày. Thư kí ghi chép, tổng hợp các ý kiến. Cần đảm bảo mỗi thành viên đều trình bày dựa trên phần chuẩn bị ở nhà. - Sau khi ghi nhận ý kiến của từng thành viên, cả nhóm cần tập trung phản hồi các ý kiến trọng tâm, các ý kiến trái chiều được nhiều thành viên quan tâm. Các thành viên tranh luận, trả lời các câu hỏi cũng như bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người khác. - Từ các ý kiến của từng thành viên, cả nhóm thống nhất những ý kiến tiêu biểu, lựa chọn những lí lẽ, bằng chứng xác đáng, thuyết phục. Kết quả thảo luận nhóm có thể được trình bày dưới dạng đoạn văn, sơ đồ tư duy, infographic,… |
- Những điều em và nhóm đã làm tốt, chưa tốt. - Giải pháp khắc phục những điều chưa tốt. |
Câu 2 trang 51 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Thực hiện đề bài sau:
Nhiệm vụ: Em hãy lập nhóm, thảo luận về vấn đề trên và trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Yêu cầu:
- Phân tích một số khía cạnh của vấn đề, chẳng hạn: hiện tượng bắt nạt trên mạng là gì? Hiện tượng này có xảy ra tại trường, lớp mà em đang theo học không? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này?
- Nêu ít nhất một giải pháp khả thi để hạn chế hiện tượng bắt nạt trên mạng.
Trả lời:
Bài nói tham khảo
Bạo lực mạng rất nguy hiểm, những kẻ xấu thường nhắm vào phụ nữ và trẻ để "ra tay", theo thống kê của Liên hợp quốc, 73% phụ nữ đã từng tiếp xúc hoặc trải qua một số hình thức bạo lực trực tuyến. Nó có tầm ảnh hưởng vô cùng xấu đối với những nạn nhận của bạo lực mạng. Các tác động có thể kéo dài một thời gian dài và ảnh hưởng theo nhiều phương diện khác nhau. Về mặt tinh thần, có thể sẽ cảm thấy khó chịu, nhục nhã, ngu ngốc, thậm chí tức giận. Còn về mặt tình cảm thì sẽ cảm thấy xấu hổ hoặc mất hứng thú với những điều bạn yêu thích. Tiếp đến là về mặt thể chất, bản thân sẽ cảm thấy mệt mỏi,mất ngủ hoặc gặp các triệu chứng như đau bụng và đau đầu. Cảm giác bị người khác cười nhạo hoặc quấy rối có thể khiến mọi người không thể lên tiếng hoặc cố gắng giải quyết vấn đề. Trong những trường hợp nghiêm trọng, đe dọa trực tuyến thậm chí có thể dẫn đến việc mọi người tự kết liễu mạng sống của mình.
Vậy cần đề ra giải pháp gì để phòng tránh hiện tưởng này? Câu trả lời sẽ là nếu bạn cho rằng mình đang bị bắt nạt, bước đầu tiên là tìm kiếm sự giúp đỡ từ người mà bạn tin tưởng như cha mẹ, một thành viên thân thiết trong gia đình hoặc một người lớn đáng tin cậy khác. Nếu trong trường học thì ta có thể liên hệ với một cố vấn, huấn luyện viên thể thao hoặc giáo viên yêu thích của mình. Hoặc nếu không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với người quen thì hãy tìm kiếm đường dây trợ giúp ở quốc gia tại Việt Nam là tổng đài 111 để nói chuyện với một cố vấn chuyên nghiệp. Đó là một số biện pháp để giải quyết hiện tượng bạo lực mạng. Nhưng hơn cả là vẫn phải do ý thức của mỗi cá nhân, cần nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề để không làm ra các hành vi như vậy.
Tóm lại, hiện tượng bạo lực mạng có thể coi là một vấn nạn trong xã hội ngày này. Cần phải ngăn ngừa và giải quyết triệt để để tránh xảy ra các hậu quả khôn lường. Hãy chung tay đẩy lùi những hành vi được coi là "bạo lực mạng" để không còn ai phải chịu nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần do vấn nạn này gây ra nữa!
Trên đây là toàn bộ phần tìm hiểu và trình bày của nhóm 5 chúng em. Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Chúng em cũng rất mong nhận được những góp ý của mọi người để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn