
Anonymous
0
0
SBT Ngữ Văn 11 Viết trang 84 - Chân trời sáng tạo
- asked 2 months agoVotes
0Answers
3Views
Giải SBT Ngữ Văn 11 Viết trang 84 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 84 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1:Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn sau:
Trả lời:
Các từ điển vào chỗ trống: văn học – lí lẽ – bằng chứng – nội dung – nghệ thuật
Câu 2 trang 84 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1:Dựa vào bảng sau, chỉ ra yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một kịch bản văn học và nghị luận về một bộ phim:
Các phần |
Nghị luận về một kịch bản văn học |
Nghị luận về một bộ phim |
Mở bài | ||
Thân bài | ||
Kết bài |
Trả lời:
Các phần |
Nghị luận về một kịch bản văn học |
Nghị luận về một bộ phim |
Mở bài |
- Giới thiệu kịch bản văn học, tác giả - Nêu luận đề của bài viết |
- Giới thiệu bộ phim, đạo diễn và ê-kíp - Nêu luận đề của bài viết. |
Thân bài |
Triển khai ít nhất hai luận điểm nhằm làm sáng tỏ luận đề của bài viết về kịch bản văn học. Ví dụ: 2. Thành công/hạn chế về ngôn ngữ kịch. |
Triển khai ít nhất hai luận điểm nhằm làm sáng tỏ luận đề của bài viết về bộ phim. Ví dụ: 1. Thành công/hạn chế về kịch bản phim. |
Kết bài |
- Khẳng định lại luận đề. - Nêu kết luận bao quát về giá trị, đóng góp nổi bật của kịch bản văn học. |
- Khẳng định lại luận đề. - Nêu kết luận bao quát về giá trị, đóng góp nổi bật của bộ phim. |
Câu 3 trang 84 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1:Trình bày một số lưu ý khi viết văn bản nghị luận về một kịch bản văn học hoặc một bộ phim để đáp ứng yêu cầu về kiểu bài.
Trả lời:
- Về nội dung: Nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của kịch bản văn học hoặc một bộ phim dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm.
Câu 4 trang 84 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1:Thực hiện để bài sau:
Đề bài: Tạp chí Văn học – Nghệ thuật của trường bạn tổ chức cuộc thi viết văn chủ đề “Tác phẩm văn nghệ thuật tôi yếu”. Hãy viết văn bản nghị luận nhận xét giá trị nội dung và một số nét nghệ thuật đặc sắc của một kịch bản văn học hoặc một bộ phim để tham gia cuộc thi này.
Trả lời:
Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".
Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.
Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.