
Anonymous
0
0
Lý thuyết Viết số tự nhiên trong hệ thập phân (mới 2022 + Bài Tập) - Toán lớp 4
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Lý thuyết Viết số tự nhiên trong hệ thập phân lớp 4
1. Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
Trong cách viết số tự nhiên:
+ Ở mỗi hàng có thể viết được một chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
Ví dụ:
10 đơn vị = 1 chục
10 chục = 1 trăm
10 trăm = 1 nghìn….
+ Với mười chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được mọi số tự nhiên.
+ Nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
+ Viết số tự nhiên với các đặc điểm trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
2. Các dạng toán
a) Đọc và viết số:
Ví dụ 1: Đọc và viết theo mẫu:
Đọc số |
Viết số |
6 378 188 |
Sáu triệu ba trăm bảy mươi tám một trăm tám mươi tám |
478 248 | |
Hai trăm linh bảy |
Lời giải:
Đọc số |
Viết số |
6 378 188 |
Sáu triệu ba trăm bảy mươi tám một trăm tám mươi tám |
478 248 |
Bốn trăm bảy mươi tám nghìn hai trăm bốn mươi tám |
207 |
Hai trăm linh bảy |
b) Tìm giá trị của các chữ số trong mỗi số
Ví dụ: Ghi giá trị của chữ số 3 trong các số: 385 267, 853, 756 344, 823 247, 32
Lời giải:
Giá trị của chữ số 3 trong số 385 267 là 300 000.
Giá trị của chữ số 3 trong số 853 là 3.
Giá trị của chữ số 3 trong số 756 344 là 300.
Giá trị của chữ số 3 trong số 823 247 là 3000.
Giá trị của chữ số 3 trong số 32 là 30.
c) Lập các số tự nhiên
Ví dụ: Từ các số 2, 3, 5 hãy lập các số tự nhiên có 2 chữ số.
Lời giải:
Các số tự nhiên có 2 chữ số được lập từ các số 2, 3, 5 là: 22, 23, 25, 32, 33, 35, 52, 53, 55.