
Anonymous
0
0
Giáo án Địa lí 8 Bài 8 (Chân trời sáng tạo 2024): Đặc điểm thủy văn
- asked 3 months agoVotes
0Answers
0Views
Giáo án Địa lí 8 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm thủy văn
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
- Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.
- Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
+ Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.
+ Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr119-123.
+ Sử dụng bản đồ hình 8.1 SGK tr120 để xác định các lưu vực sông chính.
+ Sử dụng bảng tr122 để xác định mùa lũ, mùa cạn trên một số hệ thống sông.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: viết báo cáo ngắn mô tả đặc điểm của sông, hồ hoặc hồ, đầm ở nước ta mà em biết.
3. Về phẩm chất
ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ sự trong sạch của nguồn nước sông, hồ, đầm, nước ngầm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí VN.
- Hình 8.1. Bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở VN, hình 8.2. Sông Tiền đoạn gần cầu Mỹ Thuận, Bảng Mùa lũ trên một số hệ thống sông ở nước ta, hình 8.3. Suối khoáng nóng Nha Trang và các hình ảnh tương tự phóng to.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS)
SGK, vở ghi, Atlat Địa lí VN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu:Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung:GV cho HS chơi trò chơi “Đố em văn hóa”
c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Đố em văn hóa” GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV lần lượt đặt các câu đố về tên sông cho HS trả lời:
1. Sông gì đỏ nặng phù sa?
2. Sông gì lại được hóa ra chín rồng?
3. Làng quan họ có con sông, Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?
4. Sông tên xanh biết sông chi?
5. Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời?
6. Sông gì chẳng thể nổi lên. Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu
7. Hai dòng sông trước sông sau. Hỏi hai dòng sông ấy ở đâu? Sông nào?
8. Sông nào nơi ấy sóng trào. Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS nghe câu đố và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. Sông Hồng
2. Sông Cửu Long.
3. Sông Cầu.
4. Sông Lam.
5. Sông Mã.
6. Sông Đáy.
7. Sông Tiền, sông Hậu.
8. Sông Bạch Đằng.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.