
Anonymous
0
0
Bố cục Trao duyên (Cánh diều) chính xác nhất
- asked 2 months agoVotes
0Answers
0Views
Bài giảng Ngữ văn 11 Trao duyên - Cánh diều
Bố cục Trao duyên
- Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”: Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”: Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.
- Phần 3. Còn lại: Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.
Đọc tác phẩm Trao duyên
Nội dung chính Trao duyên
Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.
Tóm tắt Trao duyên
Thúy Kiều nhờ cậy em nối duyên với Kim Trọng vì muốn làm tròn chữ hiếu và chữ tình. Nàng trao kỉ vật và dặn dò em. Nàng dự cảm về tương lai không lành, rằng mình sẽ phải chết oan, mong em sẽ an ủi linh hồn chị khi chết. Tự nhận mình là người phụ bạc chàng Kim, xin chàng tha thứ trong tâm trạng đầy đau khổ. Trao duyên nhưng không trao được tình, đau khổ vô tận, cao đẹp vô ngần.
Ý nghĩa nhan đề Trao duyên
Gọi là “Trao duyên” nhưng thật chất lại không phải khung cảnh tình tứ mà người con trai trao gửi tiếng tình và người con gái đáp lại tâm ý đầy e thẹn.
“Trao duyên” ở đây và gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác nối lại mối duyên dang dở của mình.
Giá trị nội dung Trao duyên
- Đoạn trích là là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ em gái trả nghĩa cho Kim Trọng. Qua đây, Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.
Giá trị nghệ thuật Trao duyên
- Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật.
- Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ…
- Sử dụng thành công ngôn ngữ, thể thơ của dân tộc.